Ghi các kích thước chỗ uốn
Các kích thước chỗ uốn được ghi như hình 18.1 đến hình 18.5 Các kích thước được ghi kích thước ngoài, trừ bán kính tiêu chuẩn chỗ uốn là bán kính nhỏ nhất cho phép bởi các quy định của tiêu chuẩn quốc gia về kích cỡ của cốt thép đã kê.
Bản kê cốt thép
Bản kê cốt thép là tài liệu dùng để xác định và nhận dạng các cốt thép.
Khuôn khổ quy định trong mục 1 gồm các phần tử sử dụng các dạng thường dùngệ
1) Nội dung bản kê
Bản kê cốt thép gồm có các thông tin theo thứ tự sau đây:
Cấu kiện (xác định tên cấu kiện trong đó có cốt thép).
Số hiệu cốt thép (trích dẫn duy nhất của cốt thép).
Loại thép (chỉ một chữ, nếu đã xác định rõ các cột loại thép và cỡ kích, có thể hợp làm một, thí dụ BI2).
Cỡ kích (đường kính danh nghĩa) của cốt thép bằng milimét.
Chiều dài của mỗi cốt thép, bằng milimét [chiều dài cắt kể cả các chỗ uốn, được tính toán theo kích thước và bán kính cho trong mục k); xem điều 2].
Số lượng các cấu kiện
Số lượng các cốt thép trong mỗi cấu kiện
Tổng số cốt thép [f) X g)]
Tổng chiều dài [e) X h)]; bằng milimét (làm tròn đến gần bội số của 25mm). j) Mã số dạng
k) Các kích thước chỗ uốn, bằng milimét (làm tròn dến gần bội số của 5mm)ẽ
Kí hiệu sửa đổi của cấu kiện [chữ kí hiệu nên bắt đầu từ A, B, c, v.v… bất cứ khi nào một đường (hoặc các đường) được sửa đổi và bản kê được lập lại. Kí hiệu đó cần đặt trong mục 3f)].
m) Khung tên.
Thí dụ về một dạng bản kê ở bảng 18.6.
Các dạng đặc biệt
Khi cần các dạng đặc biệt, phải vẽ chúng dưới dạng sơ đồ có ghi kích thước trên các cột từ a đến e/R (xem bảng 18.6) và phải kí hiệu mã số dạng 99.
Khung tên
Khung tên được đặt ở dưới bản kê và gồm các thông tin sau:
Tên người thiết kế
Tên bản thiết kế
Ngày lập, người lập, người kiểm tra
Số hiệu bản vẽ
Số hiệu bản kê cốt thép
Kí hiệu sửa đổi và ngày sửa đổi lần cuối cùng.
Ghi chú bản kê được lập theo các quy định của ISO 4066 (trong hoặc ngay dưới khung tên)