Image default
Bản vẽ cơ khí

Bỉểu diễn theo quy ước và đơn gỉản hóa bản vẽ

Chúng ta đã nghiên cứu phương pháp biểu diễn một vật thể bằng các hình vẽ thu được từ phép chiếu thẳng góc (và trục đo) theo hình chiếu cơ bản, hình cắt, mặt cắt… Thực tế, cấu trúc bề mặt bên ngoài, bên trong chi tiết máy rất phức tạp, việc biểu diễn chúng đòi hỏi nhiều thời gian. Đặc biệt với công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay, bản vẽ là một trong các đối tượng sản xuất đòi hỏi quan tâm tới, để thông nhất và tiêu chuẩn trên phạm vi rộng lớn (toàn cầu):

Quy ước cho phép được vẽ đơn giản (theo hướng biểu diễn và bề mặt được hình thành trong quá trình gia công, hoặc giới hạn của khổ bản vẽ..).

–    Nếu hình cắt, mặt cắt, hình chiếu theo phương chiếu nào đó đối xứng, cho phép biểu diễn một nửa, quá nửa, hoặc 1/4 nếu có hai trục đối xứng vuông góc nhau (ISO 128-1982E) và dùng hai gạch mảnh cắt ngang qua các trục đối xứng (H.4.29a, b, c), trường hợp nếu không sử dụng các vạch dấu hiệu, khi đó vẽ hình biểu diễn vượt quá 1/2 (H.4.29d), dùng đường trục (nét chấm gạch mảnh làm đường giới hạn hình vẽ).

Theo TCVN 5-78, cho phép bỏ qua hai nét gạch làm dấu hiệu đối xứng trên (H.4.30, 31, 32).

–   Nếu giao tuyến thuộc mặt chi tiết không đòi hỏi chính xác (thường do kết quả của quá trĩnh gia công: như rãnh then, lỗ đầu) mà không ảnh hưởng tới chức năng làm việc của chi tiết, cho phép vẽ đơn giản – đoạn thẳng – giao tuyến đó (H.4.31, H.4.32).

trinhbaybanve

 

Hình 4.29

trinhbaybanve3

 

trinhbaybanve2

 

trinhbaybanve4

 

trinhbaybanve5

 

Hình 4.34

 trinhbaybanve6

Trường hợp hai mặt bậc hai tiếp xúc nhau, ví dụ hai mặt trụ (H.433) có đường kính khác nhau, cho phép vẽ đơn giản giao tuyến bằng hai đoạn thẳng di qua tiếp điểm (ISO 128-1982 E). Hoặc bỏ qua việc vẽ các giao tuyến cong phức tạp (H.4.34).

–   Trường hợp các giao tuyến trơn, không rõ rệt (góc lượn), cho phép vẽ bằng nét liền mảnh không hoàn toàn tại vị trí giao chuyển tiếp hoặc bỏ qua không vẽ (H.4.35).

–   Trường hợp mặt phẳng cắt dọc (song song) trục chi tiết do dạng tròn xoay, cho phép vẽ hai đường chéo liền mảnh trên phần mặt phẳng (thường ở đầu trục – ISO) (H.4.36).

–    Cho phép vẽ cắt lìa (bằng nét liền mảnh lượn sóng) với chi tiết có dạng trục, trụ dài tiết diện ngang thay đổi đều đặn (tuyến tính) (H.4.37).

trinhbaybanve7

20

–    Cho phép vẽ tăng độ dốc, độ côn nếu chưng quá nhỏ. Trên hình biểu diễn đó, chĩ vẽ một đường liền đậm của phần đỉnh côn (đĩnh dốc) phần đáy vẽ bằng nổt liền mánh (hoặc không vẽ) (H.4.38).

–   Với chi tiết có bề mặt ngoài khía nhám, trang trí trạm trổ. cho phép chĩ vẽ đơn gián một phần của kết cấu (H.1.39)

trinhbaybanve8

–   Biểu diễn mặt vật thể trong suốt (kính, chất dẻo..) cho phép biểu diễn “trong suốt” nhìn thấy các phân tử phía sau kính, ví dụ mặt đồng hồ, bóng đèn (H.4.40).

– Để đơn giản hơn, và giảm số lượng hình biểu diễn, tiêu chuẩn cho phép thực hiện sau:

  • Biểu diễn ngay trên hình cắt phần vật thể cần biểu diễn nhưng đứng giữa người quan sát và mặt phẳng cắt được vẽ bằng nét liền mảnh hai chấm gạch dài (H.4.41).
  • Dùng kết hợp các loại hình cắt với nhau trên cùng một hình biểu diễn (H.442).

trinhbaybanve9

  • Với những lỗ định hình (lỗ moay-ơ, rãnh then…) cho phép biểu diễn đường bao của chúng (H.4.43).
  • Trường hợp các lỗ trên mặt bích, khi biểu diễn bằng hình cắt phải phần lỗ bị cắt mặc dù mặt phẳng cắt không đi qua lỗ (H.4.44).

trinhbaybanve10

Bài viết liên quan

Thông số Kết cấu và chi tiết vòng phớt

admin

Phương pháp trình bày các ký hiệu nhám trên bản vẽ

admin

[Bản vẽ cơ khí] Đồ gá tổng hợp 4

admin

[Bản vẽ cơ khí] Hộp giảm tốc trạm dẫn động băng tải

admin

[Bản vẽ cơ khí] Dao chuốt lỗ then hoa fi 40

admin

Các loại REN tiêu chuẩn và thông dụng

admin

Leave a Comment