Chi tiết máy được chế tạo bằng vật liệu kim loại và phi kim loại. TCVN 1659- 75 quy định ghi vật liệu chế tạo máy trên bản vẽ.
Kỉm loại đen
2- Gang
Gang là vật liệu chủ yếu chế tạo máy, nó là hợp kim sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó Cacbon có hàm lượng lớn hơn 2%. Ký hiệu G.
– Gang xám: Chủ yếu dùng đúc chi tiết máy. Ký hiệu GX GX 15-32 Trong đó 15 là trị số giá trị độ bền kéo nhỏ nhất (daN/ mm2), 32 giá trị độ bền uốn nhỏ nhất.
– Gang dẻo (GZ): Gang có cơ tính tốt.
Ví dụ: GZ 33 – 08: 33 giá trị nhỏ nhất của độ bền (daN/mm2, 08 giá trị nhỏ nhất của độ dãn dài tương đối (%).
– Gang grafit càu (GC) là loại gang có độ bền cao.
Ví dụ. GC 60-02, trong đó 60 là giá trị nhỏ nhất của độ bền kéo, 02 là giá trị nhỏ nhất của độ dãn dài tương đối 02(%).
2- Thép
Thép là hợp kim sắt – cacbon, và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng nguyên tố cacbon không quá 2%.
– Thép cacbon thường (thép xây dựng): Dùng rộng rãi trong ngành chế tạo máy, xây dựng (CT).
Ví dụ: CT31, CT33, CT34, CT42, CT51… Số đứng sau chữ CT chỉ giá trị nhỏ nhất độ bền kéo (daN/mm2).
– Thép cacbon chất lượng tốt: Dùng chế tạo các chi tiết quan trọng (C).
Ví dụ: C5, C8, CIO, C15… số’ đứng sau chữ C là chi hàm lượng trung bình của cacbon theo phần vạn (%o). Để chống mài mòn, dùng thép cacbon chất lượng tốt, với hàm lượng mangan tương đối cao (Mn):
Ví dụ: C20Mn, C30Mn, C70Mn…
– Thép cacbon dụng cụ (CD): Thép có độ cứng, độ bền cao, thường dùng chế tạo dụng cụ cắt gọt, dụng cụ đo.
Vi dụ: CD70, CD80, CD90, CD1000, CD120…
CD70A, CD80A… loại thép cacbon dụng cụ chất lượng tốt. Số hiệu đứng sau CD là chỉ hàm lượng cacbon theo phần vạn (°/oo).
– Thép hợp kim: Là loại thép mà ngoài hàm lượng sắt, cacbon còn thêm một số nguyên tố hợp kim khác để cải thiện cơ tính của thép, tăng độ bền, độ cứng…
Ví dụ. 10MN2SÌ, lOSiMnPb, 70Cr… Số đứng đầu chỉ hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn (%o). Số liệu sau nguyên tố, chỉ hàm lượng trung bình của nguyên tố đó theo phần trăm (%). Nếu không ghi chỉ số, thì hàm lượng nguyên tố xấp xỉ 1%.
– Thép ổ lăn: Thép có yêu cầu cao về độ bền, độ cứng để chế tạo ổ lăn (OL)ể
Ví dụ: OLlOOCr, C>L1000Cr2MnSi. Số* sau ký hiệu OL chỉ hàm lượng cacbon trung bình tính theo phần vạn (%o)ẻ
3.2 Kỉm loạỉ màu
– Đồng kim loại (Cu) gồm có Cul, Cu2, Cu3…
SỐ sau ký hiệu chỉ thứ tự cấp loại theo độ sạch.
Ví dụ: Cul đồng kim loại chứa 99,9% Cu.
Cu2 đồng kim loại chứa 99,7% Cu
Cu3 đồng kim loại chứa 99,5% Cu
Latông (dồng thau) hợp kim đồng có pha thêm kẽm, dùng chế tạo các chi tiết chịu mài mồn, chống ăn mòn (L).
Ví dụ: LCuZn20, LCuZn40Pb2 (latông chì)ẽ
Ngoài nguyên tô’ hợp kim với hàm lượng tính theo phần trăm, còn lại là hàm lượng đồng.
– Brông (Đồng thanh – B): Hợp kim đồng mà nguyên tố hợp kim không phải là kẽm, dùng để chế tạo chi tiết chịu ma sát, chông mài mòn.
Ví dụ: BCuSn2, BCuSn6Zn6 (Brông kẽm): Ngoài nguyên tố hợp kim với hàm lượng tính theo phần trăm, còn lại là hàm lượng đồng.
– Đuyra: Hợp kim nhôm mà các nguyên tố hợp kim hóa chủ yếu là đồng và magiê, có tính đúc tốt, dùng để đúc các chi tiết chịu ăn mòn hóa học, nhẹ..
Ví dụ: AlCu4Mg2. Ngoài nguyên tố hợp kim với hàm lượng tính theo phần trăm, còn lại là hàm lượng nhôm
– Babit: Hợp kim nhôm chống mài mòn chủ yếu là nguyên tố chi (Pb) hoặc thiếc (Sn), ngoài ra còn có antimon (Sb), đồng (Cu). Babit dùng làm bạc đỡ trục chông mòn
Ký hiệu vật liệu được ghi vào ô quy định khung tên của bản vẽ, mẫu chữ số theo đúng TCVN 6-85. Trường hợp dùng các loại vật liệu mới mà tiêu chuẩn Việt Nam không có, ghi toàn bộ ký hiệu ồ khung tên (ô vật liệu) và chỉ rõ vật liệu tương đương của Việt Nam trên phần ghi các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết máy
Trường hợp vật liệu phi kim loại: gỗ, da, cao su, chất dẻo, giấy, amiăng… ghi rõ bằng chữ hoặc ký hiệu chuyên ngành (nếu có).