Khái niệm
Để tăng tuổi thọ, chống mài mòn, chống ôxy hóa dưới tác dụng của nước muối axit, sự ăn mòn kiềm… sau khi bảo đảm các tiêu chuẩn về dung sai kích thước độ nhám bề mặt, chi tiết cần được phủ lên bề mặt ngoài của nó bằng nhiều phương pháp mạ điện, phương pháp hóa học hay khuếch tán và bản thân của lớp phủ này cũng cần có yêu cầu kỹ thuật riêng như chiều dày, độ cứng…
Cách ghi các lớp phủ lên bản vẽ (lớp phủ bản vẽ)
Các lớp phủ có chiều dày rất mỏng, nên không thể biểu diễn chúng trên bản vẽ được, mà chỉ có ghi bằng chữ trực tiếp hướng vào bề mặt chi tiết cần phủ hoặc phần yêu cầu kỹ thuật.
Ví dụ, nếu trên bề mặt có cùng lớp phủ thì ghi chúng theo kiểu phủ mặt A (H.3.29) trên một phần bề mặt chi tiết có lớp phủ thì ghi ký hiệu bằng một chữ hoa và ghi kích thước để xác định hình dạng và vị trí phần bề mặt đó
Trường hợp cần phủ bằng sơn, mạ, trang trí, chống mòn… (phủ kim loại hay phi kim loại) ghi chú hoàn toàn bằng chữ: Chỉ dẫn phương pháp phủ bề mặt như MẠ: mạ kim loại, NHIỆT: khuếch tán, HÓA: ôxy hóa ở anốt. Phương pháp diện phân không ghi ký hiệu vì phổ biến.
Chữ thứ hai, ký hiệu vật liệu phủ (Nhóm Al, đồng – Cu, Niken – Ni Vôníram – w, Oxi 0, vàng – Au, Cadimi – Cd, bạc – Ag, fôtfo – p., Rôđi – Rh). Chữ thứ ba, ký hiệu bề dày lớp phủ micrômet. Chữ thứ tư, ghi ký hiệu độ bóng của lớp phủ (B – bóng, s – sáng, M – mở). Chữ thứ năm ghi ký hiệu gia công thêm dùng cho một số lớp phủ ví dụ fôtfat hóa – p hóa, mạ crôm – mạ Cr, Oxi hóa – o hóa, bề dày lớp phủ thêm này được ghi liền theo sau ký hiệu này.
Những sản phẩm được gia công nhiệt hay các dạng gia công khác, thì tính chất của vật liệu bề mặt thay đổi sau khi gia công. Ví dụ, trong yêu cầu kỹ thuật ghi rõ HRC 42 … 48 hay Thấm than h 0,7, … 0,9, HRC 56 … 60~