Các miền trên hình cắt và mặt cất được thể hiện bằng các cách khác nhau.
5.5.1. Đường gạch gạch
– Đường gạch gạch được vẽ bằng nét liền mảnh và kẻ một góc thích hợp (thường bằng 45°) đối với đường bao chính hoặc trục đối xứng của hình cắt hoặc mặt cắt (xem hình 5.49).
– Các miền khác nhau của hình cắt và nút cắt của cùng một chi tiết được kẻ như nhau. Đường gạch gạch của các chi tiết kề nhau được kẻ khác chiều hoặc có khoảng cách khác nhau (xem hình 5.50).
– Đối với hình cãt hoặc mặt cắt bâch của cùng một chi tiết, thì đường gạch gạch phải giống nhau (xem hình 5.51).
Song để phân biệt rõ ràng hơn các phần hình cắt hoặc mặt cắt có thể kẻ các đường gạch gạch của chúng so le nhau.
Đối với trường hợp miền gạch gạch có diện tích lớn, thì có thể chỉ kẻ ở phần giới hạn dọc theo đường bao của miền đó (Xem hình 5.52).
Đường gạch gạch được kẻ ngắt quãng để ghi chú (xem hình 5.53).
5.5.1. Chấm châm hoặc tô kín
– Toàn bộ miền hình cắt hoặc mặt cắt được chấm chấm hoặc tô kửi (xem hình 5.54).
– Đối với trường hợp miền chấm chấm có diện tích lớn thì có thể chấm chấm phần giới hạn dọca theo bao của miền đó (hình 5.52)ề
Miền chấm chấm hoặc tô kín được chừa khoảng trống để ghi chú (hình 5.53).
5.5.3. Đường bao nét liền rất đậm
Miền hình cắt và mặt cắt được làm nổi bạt bằng nét liền rất đậm (xem hình 5.55).
5.5.4. Mặt cắt hẹp
— Mặt cắt hẹp được tô kín (xem hình 5.56)
Phương pháp này dùng để diễn tả hình thật.
– Các mặt cắt hẹp kề nhau được tô kín, khoảng trắng giữa các mặt cắt kề nhau không nhỏ hơn 0,7mm (xem hình 5.57).