1.3.1. Yêu cầu chung
Mỗi bản vẽ kĩ thuật hoặc tài liệu kèm theo đều phải có một khung tên.
Khung tên nên bao gồm một hoặc nhiều hình chữ nhật ghép với nhau. Có thể chia nhỏ các hình chữ nhật này thành các ô để ghi các thông tin riêng.
Để cho việc sắp xếp được thống nhất, thông tin cần chứa đựng trong khung tên sẽ được nhóm lại trong các miền hình chữ nhật ghép với nhau, như sau:
1) Miền nhận dạng
2) Một hoặc nhiều miền cho thông tin bổ sung, các miền này phải được đặt ở trên và/hoặc ở phía bên trái của miền nhận dạngẵ
1.3.2. Miền nhận dạng
Miền nhận dạng sẽ cho các thông tin cơ bản sau đây:
(a) Số đăng ký hoặc nhận dạng
(b) Tên của bản vẽ
(c) Tên chủ sở hữu hợp pháp của bản vẽ.
Miền nhận dạng phải được đặt ở góc bên phải của khung tên, nhìn theo hướng nhìn đúng của khung tên.
Các thí dụ sắp xếp các yếu tố cơ bản a, b, và c được trình bày ở các hình 1.8, 1.9, 1.10.
Các yếu tố (a),và (b) buộc (c) phải có.
2) Số đăng kí hoặc nhận dạng của bản vẽ, do chủ sở hữu quyết định, phải đặt ở góc dưới bên phải cua miền nhận dạng.
3) Tên bản vẽ phải mồ tả nội dung của bản vẽ về mặt chức năng (thí dụ, kí hiệu của vật phẩm hoặc vật lắp được vẽ).
4. Tên chủ sở hữu hợp pháp của bản vẽ (hãng, công ty, xí nghiệp, v.v…) có thể là tên chủ sở hữu chính thức, tên thương mại viết tắt hoặc biểu tượng.
1.3.3. Miền cho thông tin bổ sung
Có thể phân chia các yếu tố đưa vào miền thông tin bổ sung như sau:
– Các yếu tố chỉ dẫn;
– Các yếu tố kỹ thuật;
– Các yếu tố quản lý.
1) Các yếu tố chỉ dẫn là cần thiết để tránh hiểu sai về phương pháp trình bày áp dụng trên bản vẽ. Các yếu tố đó là:
(d) kí hiệu, diễn tả phương pháp chiếu sử dụng trên bản vẽ (góc chiếu thứ nhất hoặc thứ ba, xem ISO 128);
(e) tỉ lệ chủ yếu của bản vẽ (xem ISO 5455);
(f) đơn vị kích thước dài nếu đơn vị này không phải là milimét.
Các yếu tố (d) ,(e) và (f) là buộc phải có chỉ khi nào không thể hiểu được bản vẽ nếu không có thông tin bổ sung.
2) Các yếu tố kỹ thuật với các phương pháp và quy ước đặc biệt để trình bày sản phẩm hoặc bản vẽ gia cồng có thể ghi như sau:
(g) phương pháp chỉ dẫn cấu trúc bề mặt (xem ISO 1302);
(h) phương pháp chỉ dẫn các dung sai hình học;
(i) trị số dung sai tổng quát được áp dụng nếu các dung sai riêng không được chỉ dẫn cùng với kích thước (xem ISO 2768);
(k) các tiêu chuẩn khác trong lĩnh vực này.
3) Các yếu tố quản lý phụ thuộc vào các phương pháp quản lý bản vẽ. Chúng có thể gồm có:
(m) khổ giấy (ISO 5457);
(n) ngày phát hành lần thứ nhất của bản vẽ;
(p) kí hiệu soát xét (đặt trong ô dành cho số đăng kí hoặc nhận dạng (a);
(q) ngày và mô tả tóm tắt soát xét liên quan tới kí hiệu soát xét (p);
(r) thông tin quản lý khác (thí dụ, chữ kí của những người có trách nhiệm.
Yếu tố (q) có thể ghi ở bên ngoài khung tên, làm thành một bảng riêng, hoặc có thể ở một tài liệu riêng.
Bản vẽ nhiều tờ có cùng số đăng kí hoặc nhận dạng (a) cần được chỉ dẫn bằng số tờ nối tiếp. Thêm vào đó, tổng số tờ phải ghi ở tờ số 1.
1.4.1. Định nghĩa
Tỉ số của kích thước dài của một phần tử của một vật thể biểu diễn trong bản vẽ gốc đối với kích thước dài thực của chính phần tử đó của vật thể.
Tỉ lệ nguyên hình: Tỉ lệ với tỉ số 1:1
Tỉ lệ phóng to: Tỉ lệ với tỉ số lớn hơn 1: lề Tỉ lệ được gọi là lớn hơn nếu tỉ số của nó tăng.
Tỉ lệ thu nhỏ: Tỉ lệ với tỉ số nhỏ hom 1Ế-1 ẻ Tỉ lệ được gọi là nhỏ hơn nếu tỉ số của nó giảm.
1.4.2. Kí hiệu
1) Kí hiệu đầy đủ của tỉ lệ gồm có chữ “TỈ LỆ” (hoặc chữ tương đương tuỳ theo ngôn ngữ dùng trong bản vẽ) và tiếp sau đó là chỉ dẫn tỉ số, như sau:
TỈ LỆ 1:1: cho tỉ lệ nguyên hình
TỈ LỆ X:1: cho tỉ lệ phóng to
TỈ LỆ 1:X: cho tỉ lệ thu nhỏ.
Nếu không có khả năng hiểu nhầm, từ ” TỈ LỆ ” có thể không ghi.
2) Kí hiệu về tỉ lệ của bản vẽ phải được ghi trong khung tên của bản vẽ.
3) Khi cần sử dụng nhiều hơn một tỉ lệ trên một bản vẽ, thì chỉ có tỉ lệ chính được ghi trong khung tên, còn các tỉ lệ khác sẽ được ghi ngay bên cạnh con số chú dẫn phần tử trên bản vẽ của chi tiết tương ứng hoặc ngay bên cạnh chữ tên của hình chiếu (hoặc hình cắt) tương ứng.
1.4.3. Các tỉ lệ
1) Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng trên các bản vẽ kỹ thuật được quy định trong bảng 1.4.
2) Tỉ lệ chọn cho một bản vẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đối tượng cần mô tả và mục đích của hình biểu diễn.
Trong mọi trường hợp, tỉ lệ được chọn phải đủ lớn để cho phép truyền đạt một cách dễ dàng và sáng sủa các thông tin mô tả.
Tỉ lệ và kích thước của vật thể sẽ quyết định kích thước của bản vẽ.
3) Những chi tiết quá nhỏ không thể ghi được kích thước ở hình biểu diễn chính, thì phải được vẽ ở bên cạnh hình biểu diễn chính theo kiểu hình chiếu riêng phần (hoặc hình cắt) theo một tỉ lệ lớn hơn.