Image default
Bản vẽ cơ khí

Cách và phương pháp gấp xếp bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ là tài liệu thiết kế mang tính pháp lệnh, là cơ sở ban đầu đánh giá chất lượng sản phẩm, nó tồn tại cùng sản phẩm trong suốt thời gian chế tạo, thí nghiệm, nghiên cứu thẩm tra… và hoàn chỉnh sản phẩm tới mức tói ưu nhất trong từng giai đoạn sử dụng, do vậy việc quản lý chúng phải coi trọng nghiêm túc, khoa học. Việc quản lý bản vẽ, tài liệu được cơ quan chức năng, thẩm quyền chú ý, Ở đây giới thiệu gấp bản vẽ đưa chúng vào hồ sơ thiết kế theo TCVN 227-84 đến khổ A4 (219×297) để bảo quản và giao cho xí nghiệp khác.

Nói chung có ba cách gấp bản vẽ (H.4.88):

4.88

–   Gấp cho vào cặp.

–   Gấp đóng trực tiếp vào tập.

–   Gấp để đóng thành tập, nhưng phải có lề phụ.

Cách thực hiện gập như sau: Đầu tiên gấp theo đường vuông góc và sau đó gấp theo song song của khung tên, các tờ của bản vẽ khi gấp bắt buộc phải để khung tên nằm ở mặt ngoài phía trước.

Trên hình 4.88 cho ví dụ vẽ hai cách gập bản vẽ với khổ giấy AI (24): 594×841 theo hướng cho vào cặp.

Tóm lại một bản vẽ chi tiết máy dùng để chế tọa và kiểm tra chi tiết phải đảm bảo đầy đủ 4 nội dung:

1-    Hình biểu diễn: Gồm có các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt… thể hiện một cách rõ ràng hình dạng và kết cấu chi tiết.

2-  Kích thước: Gồm tất cả các kích thước cần cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.

3-   Yêu cầu kỹ thuật, gồm các sai lệch kích thước, độ nhám bề mặt, yêu cầu nhiệt luyện, vật liệu chế tạo, cùng các yêu cầu khác nhằm bảo đảm chất lượng, tuổi thọ chi tiết.

4-   Khung tên: Gồm có tên gọi chi tiết (khối lượng, vật liệu chế tạo) cùng các chức năng quản lý của cá nhân thiết kế.

 

Bài viết liên quan

Chuẩn kích thước, cách chọn và ghi chúng trên bản vẽ

admin

[Bản vẽ cơ khí] Máy rải thảm bê tông 2

admin

[Bản vẽ cơ khí] Đầm cọc

admin

Khóa học lập trình vận hành CNC tại Đồng Nai

thinh_vkt

Một số bản vẽ lắp tham khảo

admin

Cách trình bày thép cán định hình trên bản vẽ

admin

Leave a Comment