Image default
Bản vẽ cơ khí

ĐƯỜNG DẪN VÀ ĐƯỜNG GHI CHÚ DAN (ISO 128-22:1999) bản vẽ

2.1.1.  Đường dẫn

Các đường dẫn được vẽ bằng nét liền mảnh phù hợp với ISO 128-20. Nên vẽ chúng nghiêng một góc đối với hình biểu diễn tương ứng và / hoặc đường khung giới hạn tờ giấy vẽ, và không song song với các đường kề bên, thí dụ các nét gạch mặt cắt vật liệu. Góc nghiêng nói trên phải > 15°. Xem các hình 2.22 đến 2.24.

Có thể vẽ đường dẫn có chỗ gấp khúc (xem hình 2.26) và có thể nối hai hoặc nhiều đường dẫn với nhau nhưng không được cắt ngang qua các đường dẫn khác, đường ghi chú dẫn hoặc ckc chú dẫn, như các ký hiệu bằng hình vẽ hoặc con số kích thước. Đầu kết thúc của đường dẫn phải chạm vào phần tử hình học như sau:

–     Dùng một mũi tên khép kín và có lượn tròn hoặc mũi tên khép kín (góc đầu mũi tên 15°) nếu đường dẫn kết thúc ở các đường bao hoặc cạnh của các chi tiết máy, đường ống hoặc dây cáp ở mặt bằng, biểu đồ hoặc sơ đồ; các mũi tên cũng được vẽ tại điểm cắt nhau của các đường này với các đường khác, thí dụ các đường trục đối xứng (xem các thí dụ cho ở các hình 2.22 đến 2.28).

–     Dùng một dấu chấm (d = 5x chiều rộng nét) nếu đường dẫn kết thúc ở bên trong đường bao của vật thể (xem các thí dụ nêu ở các hình 2.30 đến 2.32).

–     Không dùng dấu kết thúc, nếu đường dẫn kết thúc ở một đường khác, thí dụ đường kích thước hoặc đường trục đối xứng (xem các thí dụ nêu ở các hình 2.33 và 2.34).

chú thích bản vẽ 4 chú thích bản vẽ 3

 

2.1.2.  Đường ghi chú dẫn

Vẽ đường ghi chú dẫn bằng nét liền mảnh phù hợp với ISO 128-20. Có thể kẻ thêm đường ghi chú dẫn cho từng đường dẫn. Nó được vẽ theo một trong các hướng đọc bản vẽ.

Đường ghi chú dẫn phải được vẽ như sau:

–     Hoặc với một độ dài cố định, từ là 20 X chiều rộng nét của đường ghi chú dẫn (xem các thí dụ nêu ở hình 2.36 và 2.37).

–     Hoặc với một độ dài phù hợp với độ dài dòng chữ chú dẫn.

 

Phải vẽ đường ghi chú dẫn trong các trường hợp áp dụng đặc biệt (xem thí dụ ở hình 2.36).

Tuy nhiên có thể không vẽ đường ghi chú dẫn, nếu đường dẫn đã được vẽ theo một trong các hướng đọc văn bản và nếu các chú dẫn được viết theo cùng hướng đó (xem thí dụ ở hình 2.39) và ở các trường hợp mà không thể áp dụng được đường ghi đó (xem các thí dụ nêu ở các hình 2.40 và 2.41 )ếchú thích bản vẽ 2

2.3.3 Ghi các chú dẫn

Các chú dẫn kèm theo đường dẫn phải được ghi như sau:

–    Nên ghi ở phía trên đường ghi chú dẫn (xem thí dụ nêu ở các hình 2.42 và 2.43).

–    Ghi ở giữa và phía sau của đường dẫn hoặc đường ghi chú (xem thí dụ nêu ở hình 2.37 và 2.39).

–    Ghi ở xung quanh, bên trong hoặc ở phía sau ký hiệu phù hợp với các Tiêu chuẩn Quốc tế có hiệu lực (xem thí dụ nêu ở các hình 2.42 và 2.43).

chú thích bản vẽ 1

 

Do những yêu cầu về sao chụp vi phim trong ISO 6428, nên ghi các chú dẫn cách xa đường ghi chú dẫn một khoảng bằng hai lần chiều rộng nét vẽ đường ghi chú dẫn và viết ở phía trên hoặc phía dưới đường ghi chú dẫn. Không nên viết chồng lên hoặc chạm đường ghi chú dẫn.

Nếu sử dụng một đường dẫn chung cho nhiều lớp riêng hoặc cho nhiều chi tiết trong khâu lắp, thì thứ tự của các chú dẫn phải tương ứng với thứ tự của các lớp hoặc các chi tiết máy.

Bài viết liên quan

Khái niệm và các thông số cơ bản của ren

admin

[Bản vẽ cơ khí] Hộp giảm tốc 2 cấp

admin

Hình biểu diễn trục đo (ISO 5456-3:1996) vẽ kỹ thuật

thao_bvkt

Các loại REN tiêu chuẩn và thông dụng

admin

Chuẩn kích thước, cách chọn và ghi chúng trên bản vẽ

admin

[Bản vẽ cơ khí] Hộp giảm tốc trạm dẫn động băng tải

admin

Leave a Comment