Image default
Bản vẽ cơ khí

Hình biểu diễn trục đo (ISO 5456-3:1996) vẽ kỹ thuật

1.3.1.  Đại cương

–     Vị trí của hệ toạ độ

Cần chọn vị trí của các trục toạ độ theo quy ước, sao cho một trong các trục toạ độ (trục Z) là thẳng đứng.

–     Vị trí của vật thể

Vật thể được biểu diễn ở vị trí có các mặt chính, các trục và các cạnh song song với các mặt phẳng toạ độ. Vật thể phải được đặt ở vị trí phù hợp với các hướng chiếu để vẽ hình chiếu chính và các hình chiếu khác, khi biểu diễn vật thể đó bằng các hình chiếu vuông góc.

–    Các trục đối xứng

Không cần vẽ các trục và vết của các mặt phẳng đối xứng của vật thể trừ khi cần thiết.

–    Các đường bao khuất và cạnh khuất

Không nên vẽ các đường bao khuất và cạnh khuất.

–    Đường gạch chân

Đường gạch gạch của hình cắt hoặc mặt cắt là hình chiếu trục đo của đường kẻ nghiêng 45° đối với các trục của đường bao hình cắt hoặc mặt cắt (xem hình 4.13).

Đường gạch gạch thể hiện các mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ được kẻ song song với hình chiếu các trục tọa độ được kẻ song song với hình chiếu các trục toạ độ của mặt phẳng toạ độ đó như hình 4.14.

bdtd1

–    Ghi kích thước

Thường không ghi kích thước trên hình chiếu trục đo. Nhưng nếu vì lí do đặc biệt, cần thiết ghi kích thước thì phải áp dụng các quy tắc đã nêu trong hình chiếu vuông góc (xem các hình 4.18 và 4.24).

1.3.1.  Các loại hình chiếu trục đo thường dùng

Các loại hình chiếu trục đo thường dùng trên các bản vẽ kĩ thuật gồm có:

—                      Hình chiếu trục đo vuông góc đều;

–    Hình chiếu trục đo vuông góc cân;

—                      Hình chiếu trục đo xiên góc;

Các trục toạ độ X, Y, z được ghi bằng chữ hoa. Nếu các thành phần khác (thí dụ các kích thước) đã được ghi trong bảng hoặc trong bản vẽ, thì dùng các chữ thường X, y, z để phân biệt (các thí dụ xem ISO 6412-2).

  1. 1.  Hình chiếu trục đo vuông góc đều

Hình chiếu trục đo vuông góc đều là hình chiếu trục đo vuông góc có mặt phẳng hình chiếu làm với các trục toạ độ X, Y và z ba góc bằng nhau.

Ba đoạn thẳng độ dài đơn vị ux Uy và uz trên ba trục toạ độ X, Y và z được chiếu vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu thành ba đoạn thẳng bằng nhau Ux’, Uy’ và Uz’. trên các true X’, Y’ và Z’ với các độ dài là:

Ux’ = Uy’ = Uz’ = (2 / 3)mũ(1/2) = 0,816

Các hình chiếu X’, Y’ và Z’ của các trục toạ độ X, Y và Z trên mặt phẳng hình chiếu (mặt phẳng bản vẽ) được vẽ như hình 5.3.

Khi thực hành, hình chiếu của các đoạn thẳng độ dài đơn vị trên các trục X’, Y’ và Z’ được lấy Ux” = Uy” = Uz” = 1, có nghĩa là hình

biểu diễn vật thể được phóng to lên với một hệsố bằng (3/2)mũ(1/2) = 1,225.

bdtd2

Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình lập phương có các vòng tròn nối tiếp trong các mặt được vẽ như hình 4.16.

Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình lập phương thể hiện ba mặt giống nhau, do đó để tiện cho việc dựng hình, thường kẻ lưới tam giác đều (xem hình 4.17).

bdtd3

  1. 1.  Hình chiếu trục đo vuông góc cân

Hình chiếu trục đo vuông góc cân được dùng trong trường hợp cần biểu diễn một mặt chính của vật thể. Hình chiếu của ba trục toạ độ được vẽ như hình 4.19. Tỷ lệ ba đơn vị đo như sau:

Ux : Uy : Uz = 1/2 : 1 : 1

bdtd4

 

Hình 4.20 là hình chiếu trục đo vuông góc cân của một hình lập phương có các vòng tròn nội tiếp trong các mặt của hình lập phương

  1. 1.  Hình chiếu trục đo xiên góc

Trong hình chiếu trục đo xiên góc, mặt phẳng hình chiếu được đặt song song với một mặt phẳng toạ độ và song song với mặt chính của vật thể cần biểu diễn. Hình chiếu của mặt chính không bị biến dạng. Hình chiếu của hai trục toạ độ là hai trục đo vuông góc với nhau Hướng của trục đo thứ ba và đơn vị đo của nó được lấy bất kỳ.

Hình chiếu trục đo xiên góc dễ vẽ, nên một vài loại của nó được dùng rộng rãi.

a) Hình chiếu trục đo xiên góc đều

Trong hình chiếu trục đo xiên góc đều, mặt phẳng hình chiếu thường được đặt thẳng đứng và trục đo thứ ba theo quy ước được vẽ nghiêng 45° đối với hai trục đo vuông góc kia, đơn vị đo của ba trục đo lấy bằng nhau: Ux’ = Uy’ = Uz’ = 1 (xem hình 4.21).

bdtd5

 

Hình 4.22 là bốn hình chiếu trục đo xiên góc đều của một hình lập phương theo các hướng khác nhau.

Hình chiếu trục đo xiên góc rất dễ vẽ, đồng thời có thể lấy kích thước theo hình vẽ. Song hình có tỉ lệ không cân xứng theo trục toạ độ thứ ba.

b)    Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Hình chiếu trục đo xiên góc cân tương tự như hình chiếu trục đo xiên góc đều, chỉ khác là đơn vị đo trên trục đo thứ ba của loại này bằng một nửa. Vì vậy nó làm cho hình vẽ có tỉ lệ cân xứng hơn.

Hình 4.23 là hình chiếu trục đo xiên góc cân của một hình lập phương có các vòng tròn nội tiếp trong các mặt.

Hình 6.24 là một thí dụ về ghi kích thước.

bdtd6

b)    Hình chiếu trục đo mặt bằng

Trong hình chiếu trục đo mặt bằng, mặt phẳng hình chiếu được đặt song song với mặt phẳng toạ độ nằm ngang. Cần tránh dùng các góc a = 0°, 90° hoặc 180°, để có thể diễn tả được tất cả những thồng tin cần thiết.

–      Hình chiếu trục đo mặt bằng thông thường

Có thể lấy tỉ lệ 1: 1: 1 cho hình chiếu của các trục toạ độ cho trong hình 4.25.

bdtd7

Hình 4.26 biểu diễn hình lập phương với các kích thước của nó.

Loại hình chiếu trục đo xiên góc này đặc biệt thích hợp với các bản vẽ quy hoạch đô thị.

bdtd8

–    Hình chiếu trục đo mặt bằng rút ngắn

Có thể lấy tỉ lệ 1: 1: 2/3 cho hình chiếu các trục toạ độ cho trong hình 4.25.

Hình 4.27 biểu diễn hình lập phương với các kích thước của nó.

Bài viết liên quan

Thông số tiêu chuẩn của gối đỡ ổ trượt

admin

Các miền trên hình cắt và mặt cắt (ỈSO 128-50:2001)

thao_bvkt

Công ty Trần Yến tặng 100 giáo trình Autocad 2016

admin

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ LẮP

admin

CÁC MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC MỐI GHÉP BẰNG REN

admin

Ví dụ các loại bản vẽ chi tiết máy

admin

Leave a Comment