Image default
Bản vẽ cơ khí

Hình biểu diễn vuông góc (ISO 5456-2:1996) vẽ kỹ thuật

4.2.1.  Nguyên tắc chung

  1. Tổng quát

Hình biểu diễn vuông góc thu được bằng các phép chiếu vuông góc và các hình chiếu hai chiều được sắp xếp một cách có hệ thống liên quan với nhau. Để thể hiện vật thể một cách đầy đủ, có thể cần dùng sáu hình chiếu theo các hướng a, b, c, d, e, f xếp theo thứ tự ưu tiên (xem hình 4.3 và bảng 4.2).

hckt1

 

  1. Tên gọi các hình chiếu
Bảng 4.2
hckt2

Hình chiếu chính (hình chiếu đứng) thường được chọn sao cho nó thể hiện được nhiều nhất hình dạng của vật thể. Hình chiếu A theo hướng a (xem hình l và bảng 1) ở đây, thể hiện vật thể ở vị trí làm việc hoặc gia công hay lắp ráp. Vị trí các hình chiếu khác liên quan với hình chiếu chính của bản vẽ, tuỳ thuộc vào phương pháp chiếu (góc thứ nhất, góc thứ ba, chỉ dẫn theo mũi tên).

Trong thực tế, không cần thiết vẽ cả sáu hình chiếu (từ A đến F). Ngoài hình chiếu chính ra, khi cần dùng thêm các hình chiếu biểu diễn khác (hình cắt và mặt cắt) để:

–    Giới hạn số lượng hình chiếu, hình cắt và mặt cắt ít nhất, cần và đủ để biểu diễn hình dạng của vật thể một cách rõ ràng.

–    Loại bỏ sự biểu diễn trùng lặp không cần thiết.

Bài viết liên quan

[Bản vẽ cơ khí] Đồ án càng gạt

admin

Cách trình bày và nội dung phần khung tên bản vẽ

thao_bvkt

Khái niệm Chữ KIRIN (ISO 3096-6:2000) trong bản vẽ kỹ thuật

thao_bvkt

Cấu trúc cơ bản của bản vẽ kĩ thuật

thao_bvkt

Cách ghi kí hiệu ổ bi chặn dọc trục, một dãy

admin

DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP THEN HOA

admin

Leave a Comment