5.3.1. Quy định chung
Các quy tắc chung về bố trí hình chiếu (xem ISO 128-30) cũng áp dụng cho hình cất và mặt cắt. Mỗi hình cắt và mặt cắt phải được đặt tên rõ ràng bằng một cặp chữ cái viết hoa, chữ cái này cũng được đặt bên cạnh các mũi tên chỉ hướng chiếu của mặt cắt hoặc hình cắt (ISO 128-24: 1999). Các chữ cái này phải đặt theo hướng dễ nhìn từ phía dưới của bản vẽ.
Hình cắt và mặt cắt có thể đặt ở vị trí không tương ứng với hướng chiếu. Cặp chữ cái định tên của hình cắt và mặt cắt phải đặt ngay phía trên của hình biểu diễn tương ứng.
Vị trí của (các) mặt phẳng cắt phải được vẽ bằng nét gạch dài chấm đậm (xem hình 5.33).
Nếu mặt phẳng cắt thay đổi hướng thì nét cắt chỉ cần vẽ ở các chỗ cuối của mặt phẳng cắt, chỗ mặt phẳng cắt đổi hưởng (xem hình 5.34)
5.3.1. Mặt cắt chập
Nếu không gây nhầm lẫn, mặt cắt có thể được xoay ngang trên hình chiếu tương ứng. Khi đó đường bao của mặt cắt chập phải vẽ bằng nét liền mảnh và không cần định tên của mặt cắt (xem hình 5.35).
5.3.2. Hình cắt và mặt cắt của chi tiết đối xứng (mặt cắt/hình cắt bán phần)
Các chi tiết đối xứng có thể được vẽ một nửa là hình chiếu, và một nửa là hình cắt hoặc mặt cắt (xem hình 5.36).
– Trong trường hợp các chi tiết dạng tròn xoay, chứa các phần tử phân bố đều cần biểu diễn trên hình cắt, nhưng chúng không được đặt
– Trong trường hợp các chi tiết dạng tròn xoay, chứa các phần tử phân bố đều cần biểu diễn trên hình cắt nhưng chúng không được đặt tại vị trí của mặt phẳng cắt thì các phần tử đó có thể được biểu diễn bằng cách quay đến vị trí mặt phẳng cắt, miễn là điều này không gây nhầm lẫn (xem hình 5.43) không cần ghi ghú thêm điều gì.
– Đôi khi cần đặt một phần mặt phẳng cắt ở ngoài vật thể, tại đó không cần vẽ nét gạch dài chấm mảnh (xem hình 5.44).
5.4.3. Mặt cắt rời
Khi mặt cắt được vẽ ở ngoài hình chiếu thì phải đặt nó gần với hình chiếu và liên hệ với hình chiếu đó bằng nét gạch chấm mảnh (xem hình 5.45).
5.4.4. Bô trí nhiều mặt cắt liên tiếp
Có thể đặt nhiều mặt cắt liên tiếp với chỉ dẫn ký hiệu tên mặt cắt như hình 5.46.