Image default
Uncategorized

Trình bày bản vẽ lắp theo quy ước

Nói chung, người ta biểu diễn vật lắp theo các hình chiếu thẳng góc (H.5.4), đôi khi dùng hình chiếu trục đo hoặc hình chiếu phối cảnh với mục đích giới thiệu sản phẩm lắp (trong công nghệ hướng dẫn sửa chữa, sử dụng thương mại…)

Cũng như các hình chiếu thẳng góc cơ bản của chi tiết, bản vẽ lắp đòi hỏi phải có hình biểu diễn chính trên đó thể hiện đầy đủ hình dạng cơ bản bên ngoài của vật lắp, và thường được kết hợp các hình cắt nhằm thể hiện cấu trúc bên trong của thiết bị lắp. Việc chọn hình chiếu chính và số lượng các hình biểu diễn khác tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vật lắp và người thiết kế.

Ví dụ: Trên hình 5.4 hình lắp của đầu van mỡ ta thấy hình biểu diễn (1 hình là đủ) là hình cắt dọc, lò xo số 2 vẽ theo quy ước (tô đen mặt cắt dây lò xo), kích thước bao gồm được trình bày trên cùng đường thẳng nằm ngang.

–   Với các cụm lắp (mà các chi tiết lắp tạo thành tổ hợp lắp đồng bộ, hoàn chỉnh như ổ lăn, các loại tay nắm…) có thể biểu diễn bằng hai hình (ví dụ hình 5.5): hình cắt dọc là hình chiếu chính và hình chiếu từ trái, từ bản lắp này, ta thấy vật lắp bao gồm ba chi tiết: 1- trục tay nắm bằng thép có ren MI2, được đúc liền với tay nắm số 3 bằng nhựa tổng hợp, liên kết với nhau qua miếng đệm bằng kim loại số 2. Trên bản vẽ lắp này, ta thấy có hai kích thước: kích thước làm việc của mối ghép M12, chiều dài ren 50, kích thước sử dụng 0 62, chiều sâu tay nắm 40 và 17.

1

Hình 5.4-Hình 5.5

Biểu diễn vật lắp theo qui ước

Vật lắp được biểu diễn theo các hình thu được bằng phép chiếu thẳng góc như trình bày ồ trên, theo TCVN 3826-83, cho phép vật lắp được biểu diễn theo một số quy ước sau:

–     Cho phép bỏ qua không biểu diễn một số kết cấu như góc lượn, mép vát, rãnh lùi dao, khía nham, khe hở, mối ghép.

–    Trường hợp kết cấu lắp có lò xo, cho phép vẽ đơn giản lò xo (bằng cách tô đen mặt cắt dây lò xo, không vẽ đường xoắn, hoặc vẽ đường xoắn bằng đường liền đậm), và quy ước lò xo che khuất các kết cấu phía sau nó (H.5.6).

5.6

–   Nếu có số chi tiết lắp giống nhau, phân bố theo quy luật nhất định cho phép biểu diễn đầy đủ một cụm chi tiết lắp đặc trưng, còn cụm còn lại được vẽ đơn giản bằng đường trục (H.5.7).

5.7

–   Cho phép biếu diên một số chi tiẽt cụm lắp thấy cân thiẽt và biêu diên theo tỷ lệ khác (thường lđn hơn tỷ lệ của bản vẽ) mục đích để thấy rõ quan hệ lắp tại nơi đó (H.5.7), tại vị trí tách riêng phần ghi chú ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II,…

–   Cho phép ghi rõ các công nghệ thực hiện ngay khi lắp: dập máy, tán mép, gia công khi lắp… được thông báo bằng chữ trực tiếp tại chỗ cần thực hiện (H.5.8).

5.8

Hình 5.8

– Cho phép biểu diễn các chi tiết dự kiến có liên quan tới vật lắp (lắp nối dự kiến) bằng nét liền mảnh (H.5.9X)

–    Để biểu diễn hành trình vật lắp, cho phép biểu diễn bằng hai chấm gạch mảnh, ghi rõ kích thước giới hạn hành trình (H.5.10 – ví dụ hành trình theo hướng góc).

5.9-5.10

–    Chú ý, trên bản vẽ lắp không cho phép ghi gạch mặt cắt qua các chi tiết trục, vòng bi gân, răng của bánh răng; then, vòng đệm, vít, buông đai ốc, con lăn trên hình cắt dọc của cả vật lắp (H.511).

–    Nếu các chi tiết lắp có cùng vật liệu được ghép theo phương pháp không tháo được (hàn, đinh tán…), thì trên hình cắt, mặt cắt của vật liệu tại chỗ đó, cho phép gạch nét cắt theo cùng một hướng, và tại chỗ bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết được vẽ giới hạn bằng đường liền đậm (H.5.12).

–    Trên bản vẽ lắp cho phép vẽ kết hợp giữa hình chiếu và hình cắt, ví dụ: (H.5.13) biểu diễn van phân phôi thủy lực, phân trên cơ cấu, 1/2 vẽ bằng hình chiếu bên ngoài của van kết hợp 1/2 hình cắt, đường giới hạn hai hình biểu diễn là đường trục của tay van.

5.11-5.12-5.13

Bài viết liên quan

Giới thiệu Mastercam

admin

Đồ án hộp giảm tốc trục vít-bánh răng_1

minh_tranyen

Hộp giảm tốc côn trụ 2 cấp_4

tuan_bvkt

CREO 2.0 Một bước đà mới trong lĩnh vực thiết kế

admin

CREO 1.0 : Thay đổi phương pháp tư duy thiết kế

admin

YouTube video embed

admin

Leave a Comment