Bánh răng trụ có các răng hình thành trên mặt trụ tròn xoay, gồm các loại sau đây:
Bánh răng trụ răng thẳng: răng hình thành theo mặt trụ (H. 7-1a)
a, b,
Hình 7-4
– Bánh răng trụ răng nghiêng: răng hình thành theo đường xoắn ốc trụ (H. 7-4a)
– Bánh răng trụ răng chữ V: răng nghiêng theo hai phía ngược chiều nhau, làm thành chữ
V (H. 7-4b).
7. 2.1. Các thông số của bánh răng trụ
Sau đây là các thông số của bánh răng trụ răng thẳng (H. 7-5).
– Bước răng : là khoảng cách (tính theo cung) giữa hai răng kề nhau ở trên vòng tròn chia, ký hiệu là pt.
– Mô đun: là tỷ số giữa bước răng pt và số π , ký hiệu là mô đun là m, m = pt
Mô đun càng lớn thì răng của bánh răng càng lớn. Hai bánh răng muốn ăn khớp được với nhau thì bước răng phải bằng nhau, nghĩa là mô đun phải bằng nhau. Các kích thước khác của bánh răng đều liên quan đến mô đun, vì vậy mô đun là tham số quan trọng của bánh răng.
Trị số của mô đun được tiêu chuẩn hoá theo TCVN 2257-77. Sau đây là hai dãy trị số của mô đun:
Dãy 1: 1,0; 1,25; 1,5; 2,0; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20 …
Dãy 2: 1,125; 1,375; 1,75; 2,25; 2,75; 3,5; 4,5; 5,5; 7; 9; 11; 14 …
Ứng với một trị số của m và số răng z ta có một bánh răng chuẩn. Trong thiết kế, ưu tiên chọn trị số mô đun trong dãy 1.
– Vòng chia: là đường tròn để tính mô đun của bánh răng, ký hiệu là d. Khi hai bánh răng ăn khớp chuẩn, hai vòng chia của hai bánh răng tiếp xúc nhau, lúc này vòng chia trùng với vòng lăn của bánh răng . Bước răng pt = π m gọi là bước răng chia.
d = m z
– Vòng đỉnh: là đường tròn đi qua đỉnh răng, ký hiệu là da.
– Vòng đáy: là đường tròn đi qua đáy răng, ký hiệu là df.
– Vòng cơ sở: là đường tròn hình thành prôfin răng thân khai, k ý hiệu là db.
– Chiều cao răng: là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng ñáy, chiều cao răng ký hiệu là h được chia làm hai phần:
Chiều cao đầu răng: ký hiêu là ha , là khoảng cách hướng tâm giữa vòng ñỉnh và vòng chia; ha = m.
Chiều cao chân răng: , ký hiệu là hf , là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và vòng
đáy; hf = 1,25m.
– Chiều dày răng: là khoảng cách (tính theo cung) trên vòng tròn chia của một răng, ký hiệu là St, thường lấy gần ñúng bằng pt / 2.
– Chiều rộng rãnh răng: là khoảng cách (tính theo cung) trên vòng tròn chia của hai răng kề nhau, ký hiệu là et, thường lấy gần đúng bằng pt / 2.
– Góc ăn khớp: là góc hợp bởi tiếp tuyến chung của hai vòng cơ sở và tiếp tuyến chung của hai vòng chia tại tiếp điểm của cặp bánh răng ăn khớp chuẩn, ký hiệu là α, thường lấy bằng 200.
Mô đun là thông số chủ yếu của bánh răng, các thông số khác được tính theo mô đun như
– Chiều cao đỉnh răng: ha = m;
– Chiều cao chân răng: hf = 1,25m;
– Chiều cao răng: h = ha + hf = m(z + 2);
– đường kính vong chia: d = mz;
– đường kính vòng đỉnh: da = d + 2ha = m(z + 2);
– đường kính vòng đáy: df =d – 2 hf = m(z – 2,5);
– Bước răng: pt = π m
7.2.2. Vẽ quy ước bánh răng trụ
Hình 7-5
TCVN 13-78 quy định cách vẽ bánh răng trụ như sau (H. 7-6):
– Vòng đỉnh và đường sinh mặt trụ đỉnh vẽ bằng nét liền đậm.
– Vòng chia và đường sinh mặt trụ chia vẽ bằng nét chấm gạch mảnh, không vẽ vòng đáy và đường sinh mặt trụ đáy.
– Trên hình cắt dọc của bánh răng trụ, quy định phần răng bị cắt không kẻ các đường gạch gạch , khi ñó đường sinh mặt trụ đáy răng được vẽ bằng nét liền đậm.
– Hướng răng của răng nghiêng và răng chữ V được biểu thị bằng ba nét liền mảnh.
Hình 7-6
– Khi vẽ cặp bánh răng trụ ăn khớp, trên hình chiếu vuông góc với trục của bánh răng, hai ñường tròn đỉnh răng được vẽ bằng nét liền đậm kể cả phần ăn khớp. đường tròn chia được vẽ băng nét chấm gạch mảnh, chúng tiếp xúc nhau tại vùng ăn khớp. Không vẽ đường tròn đáy răng.
Hình 7-7
– Trên hình chiếu song song với trục của bánh răng thì không vẽ đường sinh đáy răng. Còn trên hình cắt thì đường sinh đỉnh và đáy răng đều được vẽ bằng nét liền đậm. Riêng trong
vùng ăn khớp quy ước răng của bánh răng chủ động che khuất răng của bánh răng bị động do đó
đỉnh răng của bánh răng bị động được vẽ bằng nét đứt (H. 7-7).