Kết cấu gỗ là tên chung để chỉ các loại công trình làm bằng vật liệu gỗ hay chủ yếu bằng vật liệu gỗ. Ưu điểm của vật liệu gỗ là nhẹ, dễ gia công, cách nhiệt và cách âm tốt, có khả năng chịu lực khá cao so với khối lượng riêng của nó… Vì thế kết cấu gỗ được dùng rộng rãi trong nhiều ngành xây dựng cơ bản, ví dụ để làm cột, vì kèo, sàn, khung nhà trong các nhà dân dụng và công nghiệp, dàn cầu, cầu phao… trong các công trình giao thông;cầu tàu, bến cảng, cửa âu thuyền, cửa van, đập nước nhỏ… trong các công trình cảng và thuỷ lợi… Trong xây dựng, gỗ có thể dùng ở dạng cây gỗ tròn hoặc gỗ xẻ. Căn cứ vào đặc tính kĩ thuật của gỗ người ta thường chia gỗ thành nhóm: mỗi nhóm gỗ thích ứng với một phạm vi sử dụng nhất định. Về kích thước, gỗ dùng trong xây dựng có đường kính từ 150mm trở lên và dài từ 1m tới 4, 5m. Riêng đối với gỗ xẻ (gồm gỗ hộp và gỗ ván), kích thước mặt cắt đã được tiêu chuẩn hoá để thuận tiện trong khâu gia công và tiết kiệm trong sử dụng. Kí hiệu thanh gỗ và mặt cắt của chúng được trình bày trong TCVN4610: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng kết cấu gỗ ký hiệu quy ước thể hiện trên bản vẽ. Một bản vẽ kết cấu gỗ thường được đọc theo trình tự sau: 1. Đọc sơ đồ hình học cuả kết cấu 2. Đọc hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu. 3. Đọc các nút của kết cấu. 4. Xem bảng kê vật liệu. Chú thích cho các mục 1 và 2: n -số lượng thanh gỗ (ở đây n =2) D -trị số đường kính thanh gỗ l -trị số chiều dài thanh gỗ Chú thích cho các mục 3, 4 và5 n -số lượng gỗ hộp hay gỗ hộp vát cạnh h -trị số kích thước lớn của mặt cắt -kí hiệu chung cho các loại gỗ tấm b -trị số kích thước nhỏ của mặt cắt l -trị số chiều dài gỗ hộp Chú thích: Các kí hiệu trên đây dùng cho các bản vẽcó tỉ lệ lớn hơn 1: 50 Đối với các bản vẽcó tỉ lệ1: 50 hoặc nhỏ hơn, trên mặt cắt vẽ các đường gạch gạch nghiêng 450 so với đường bao và cách nhau khoảng 0, 5-1, 5mm. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí và các khóa học thiết kế miễn phí của trung tâm Advance Cad : http://www.100.edu.vn/course/huong-dan-doc-hieu-ban-ve-co-khi-tren-autocad/