Trong kỹ thuật điều khiển bằng thủy lực (xuất phát từ chữ hydraulics – tiếng Hy lạp, hydro = nước, Fluide = lưu chất) – đa số là dầu – được sử dụng ở dưới áp suất cao để tạo ra lực, chuyển động hay mô men quay. Do lực, chuyển động tịnh tiến (thẳng) cũng như chuyển động quay được tạo ra. Năng lượng truyền tải được điều khiển hay điều chỉnh. Những lực lớn hay mô men quay hình thành do áp suất cao được sử dụng chủ yếu trong phần công suất (động lực) của hệ điều khiển hay điều chỉnh. Trong phần điều khiển người ta sử dụng những thành phần được cấu tạo bằng cơ hay điện.
Trong các máy công cụ, kỹ thuật điều khiển thủy lực được sử dụng để kẹp những chi tiết hay dụng cụ (thí dụ dụng cụ phun trong máy đúc phun) và để điều khiển chuyển động dẫn tiến cũng như ở những hệ dẫn động trục quay. Kỹ thuật này cũng thường được dùng trong lĩnh vực phổ biến rộng lớn tiếp theo của điều khiển bằng thủy lực là các máy ép (dập) (xem chương 14). ở máy nông nghiệp hay xây dựng, kỹ thuật điều khiển thủy lực được sử dụng để truyền tải chuyển động, để nâng hay nắm giữ (Hình 1). Điều khiển thủy lực trong máy bay chiếm một vị trí đặc biệt và cũng vì những tiêu chuẩn kỹ thuật cao của nó mà phát triển thành một ngành riêng.
Ưu điểm
■ Áp suất cao trong không gian nhỏ tạo ra lực lớn
■ Truyền tải áp suất gần như không bị tiêu hao
■ Những thành phần cấu tạo thủy lực an toàn khi quá tải, có nghĩa là chúng chịu tài lớn cả khi ở vị trí tĩnh (đứng yên)
■ Tốc độ có thể điều chỉnh vô cấp
■ Chuyển động đều đặn (êm) nhờ tính ít chịu nén của dầu thủy lực
■ Khả năng định vị trí rất chính xác (+/-1 pm)
Nhược điểm
■ Dầu dưới áp suất cao có nguy cơ xảy ra tai nạn nguy hiểm
■ Gây ra tiếng ồn do bơm hay tiếng động do máy chuyển mạch
■ Khi dầu bị rò rỉ, phát sinh nguy cơ cháy và làm ô nhiễm môi trường
■ Tốc độ của pít tông nhỏ hơn so với điều khiển bằng khí nén
■ Độ nhớt (đặc tính chảy) của dầu tùy thuộc vào nhiệt độ
■ Khả năng lưu trữ năng lượng bị giới hạn (do gas, thí dụ ờ trong bình chứa thủy lực kiểu bong bóng)