5.1.1. Quy định chung
Hình chiếu phản ánh thông tin đầy đủ nhất của một vật thể phải được sử dụng làm hình chiếu từ trước hoặc hình biểu diễn chính, có xét tới vị trí của vật thể. Ví dụ vị trí đang làm việc, vị trí khi chế tạo hoặc lắp ráp. Mỗi hình chiếu, trừ hình chiếu từ trước hoặc hình biểu diễn chính phải được đặt tên rõ ràng bằng một chữ cái viết hoa, kèm theo một mũi tên chỉ hướng chiếu (chữ cái viết hoa đó phải viết theo hướng dễ đọc của bản vẽ và đặt ở phía trên và bên phải của mũi tên).
Các hình chiếu theo hướng chiếu đã đặt tên đó, có thể đặt ở vị trí bất kỳ đối với hình biểu diễn chính.
5.1.2. Chọn hình chiếu
Khi chọn hình chiếu phải theo các nguyên tắc sau:
– Hạn chế số lượng hình chiếu (kể cả mặt cắt và hình cắt) tới mức tối thiểu đủ để mồ tả đầy đủ và rõ ràng vật thể;
– Tránh được việc phải dùng các đường bao khuất và gạch khuất;
– Tránh việc lập lại không cần thiết các phần của vật thể.
5.1.3. Hình chiếu riêng phần
- 1. Quy định chung
Khi cần minh hoạ đầy đủ và rõ ràng các bộ phận của vật thể chưa được thể hiện rõ trên hình chiếu toàn bộ, có thể dùng hình chiếu riêng phần, giới hạn bởi nét dích dắc mảnh (xem hình 5.2)
2. Hình chiêu riêng của phần chỉ tiết đối xứng:
Để tiết kiệm thời gian và diện tích vẽ, đối với các vật thể đối xứng có thể chỉ vẽ một nửa thay cho vẽ toàn bộ (xem hình 5.3).
Đường trục đối xứng được đánh dấu tại hai đầu bằng hai nét mảnh ngắn song song với nhau và vẽ vuông góc với trục đối xứng.
Hình 5.3. Hình chiếu riêng phần của chi tiết đối xứng
5.1.2. Vị trí đặc biệt của hình chiếu
Khi cần, cho phép vẽ hình chiếu riêng phần ở vị trí khác so với vị trí xác định bởi mũi tên chỉ hướng chiếu.
Hình chiếu riêng phần loại này phải có mũi tên cong chỉ rõ hướng xoay như hình 5.4 và có thể chỉ rõ góc xoay.
5.1.5. Ký hiệu
Mũi tên chỉ hướng chiếu (xem hình 5.5a) và mũi tên cong (xem hình 5.5b). Chiều cao h của chữ cái chỉ tên hình chiếu phải lớn hơn chiều cao các chữ số kích thước trên cùng bản vẽ.