Image default
Bản vẽ cơ khí

KẾT CẤU ĐIỂN HÌNH VÀ THÔNG DỤNG CỦA BỘ PHẬN LẮP

Bản vẽ lắp là tài liệu thiết kế quan trọng nhất của toàn bộ sản phẩm, nó quyết định tính năng làm việc của thiết bị, nó là cơ sở để kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng từ đó tìm được các giải pháp tối ưu về nhiều mặt cho các sản phẩm cải tiến sau đó, do vậy, tiêu chuẩn chúng được thể hiện qua các kết cấu hợp lý của vật lắp (bảo đảm đầy các tiêu chuẩn về công nghệ, sử dụng tuổi thọ…). Ở đây do giới hạn của tài liệu, chúng tôi nêu lên vài kết cấu đơn giản, nhưng cần thiết tạo cơ sở ban đầu cho công tác thiết kế máy, các vấn đề chuyên sâu, bạn đọc có thể tham khảo các tài liệu thiết kế chuyên ngành.

5.5.1     Mặt tiếp xúc

Các chi tiết máy khi làm việc lắp vào nhau (trục và lỗ) đòi hỏi có độ đồng tâm cao, do vậy các mặt tựa mép ngoài có góc lượn, mép vát phải tính toán cẩn thận, đôi khi cho phép vẽ rõ những khe cần thiết (quy ước cho phép vẽ tăng độ lớn – có khoảng sáng) xem các hình 5.20a…f.

5.20

5.5.2    Mặt tự lựa

Trong thiết bị đòi hỏi phải tự lựa theo chiều phương người ta thường dùng khớp cầu, trường hợp này, mặt cầu được vẽ rõ, và biểu diễn đầy đủ các kết cấu an toàn tại khớp cầu này (H.5.21a,b,c)

5.21

 

Hình 5.21

5.5.3. Kết câu chặn đầu trục

5.22

Hình 5.22

Để hạn chế chuyển động dọc trục và kết hợp khả nảng quay theo của trục, người ta thường dùng kết cấu đơn giản (H.5.22), trên hình lắp, người ta sử dụng hình cắt riêng phần để thấy rõ quan hệ giữa đầu vít chặn với các rãnh trên trục.

–   Để trục vừa xoay được, nhưng không có dịch dọc, dùng phương án 5.22a, xẻ rãnh tròn xoay bao quanh đầu trục, dùng vít điều chỉnh khi lắp sao cho bảo đảm điều kiện trên (chú ý đầu vít hình vẽ có khoảng trông).

–  Trường hợp trục không cân xoay, nhưng có khả năng dịch dọc, dùng phương án xẻ rãnh (tương tự như rãnh then bằng), dọc theo đầu trục và sau đó dùng vít kim loại hạn chế (H.5.22b).

– Đôi khi cần hạn chế chuyển động dọc, nhưng vẫn có yêu cầu trục quay theo ổ (ngược lại), dùng vít (đầu nhọn) xiết ép trực tiếp lên trục (H.5.22c).

5.5.4    Kết cấu phòng lỏng

Khả năng chịu đựng mối ghép ren rất thấp, do vậy để chống lại khả năng tự nới lỏng này của khớp ren, người ta đưa vào mối ghép ren vài chi tiết phụ như miếng đệm (H.5.23a) vòng đệm vênh (H.5.23b) vòng đệm phẳng và chốt chẻ (H.5.23c).

5.23

Hình 5.23

Khi vẽ thiết kế chú ý biểu diễn đúng nguyên tắc sử dựng: với miệng đệm 5.22a chỉ dùng với mối ghép có bulông xiết trực tiếp vào thân máy, chống xoay bằng cách đặt miếng đệm vào phần cổ đầu bulông. Chiều nghiêng của khe vát miệng đai ốc vênh luôn chỉ nghiêng một chiều quy định trên bản vẽ lắp.

Trường hợp có sự tham gia của chốt chẻ, phải vẽ dùng đai ốc xẻ rãnh và vòng đệm phẵng (chú ý, vòng đệm phẳng luôn được vẽ lớn hơn đai ốc, nhưng vòng đệm vênh đường kính vòng ngoài vẽ nhỏ hơn một chút).

Các chi tiết trong kết cấu vẽ, chọn theo TCVN.

5.5.5     Kết cấu chèn khít và che kín

1-   Kết cấu chèn khít

Trong các thiết bị, cơ cấu để ngăn ngừa dầu, chất lỏng, chất khí dò rỉ ra ngoài khi cơ cấu làm việc, người ta sử dụng các kết cấu đặc biệt, đó là vòng sợi gai (hoặc vật liệu tổng hợp khác (H.524) nhét vào rãnh hình thang trên nắp đậy của thân máy (H.5.25). Khi vẽ kết câu này trên bản vẽ, do tính năng chèn khít, nên mặt ngoài cưa đầu trục được vẽ tiếp xúc trực tiếp mặt trong của vòng chèn sợi gai.

hực tế có hai loại kết cấu chèn khít thông dụng: loại một vồng chèn (H.5.25) và loại nhiều vòng chèn (H.5.27) các vòng chèn được ép chèn gián tiếp qua ống chèn sô 4, nhờ sự xiết ép của đai ốc số 3.

5.24

5.25

 

5.26-5.27

Hình 5.26 – 5.27

1-   Kết cấu che kín

Để bảo vệ không cho bụi bẩn vào trong máy và giữ vật liệu bôi trơn (dầu, mỡ…) người ta thường làm các vòng bít (bằng vật liệu tổng hợp…) đặt chiếc vòng này vào rãnh hình thang trên nắp đậy mỡ (hoặc chắn dầu) đôi khi trên lỗ thoát trục ra của nắp, người ta còn tiện rãnh xoắn ngược chiều quay của trục (rãnh có tác dụng gạt dầu chảy ngược trở lại vào thân máy (H.5.28). Khác với biểu diễn kết cấu chèn khít, ở kết cấu che kín này, cho phép vẽ rõ khe hở giữa trục và lỗ nắp đậy (H.5.29)

Chú ý, các chi tiết thuộc các kết cấu trên đã được tiêu chuẩn, do vậy khi vẽ nhất thiết theo đúng các tiêu chuẩn cho phép.

5.28-5.29

5.5.6    Thiết bị bôi trơn

Các chi tiết máy làm việc trong cơ cấu nói chung đều chuyển động tương đốì với nhau, ma sát giữa các bề mặt chi tiết sẽ gây ra nhiều điều bất lợi cho thiết bị lắp như: nhiệt tăng, chi tiết công mài mòn, tuổi thọ chung của các thiết bị lắp giảm… khắc phục và đồng thời giảm những nhược điểm trên, người ta dùng vật liệu bôi trơn (dầu, mỡ).

Để dẫn vật liệu bôi trơn, người ta làm những lỗ dẫn đầu từ ngoài, qua thân máy, qua bậc vào đầu trục (H.5.30) hoặc khoan lỗ dẫn dọc theo thân trục.

Để chứa mỡ và đưa mỡ dần dần vào ổ, người ta dùng côc mỡ (H.5.31a) ghép ren lên thân ổ trượt (H.5.31b), trường hợp bơm mỡ định kỳ dùng van mỡ (H.5.32).

Bài viết liên quan

Khái niệm bản vẽ chi tiết máy

admin

Phương pháp cự ly (vị trí rất đặc biệt của vật thê) trong vẽ kỹ thuật

thao_bvkt

Thông số tiêu chuẩn của gối đỡ ổ trượt

admin

Trình bày bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn

thao_bvkt

[Bản vẽ cơ khí] Máy lu rung

admin

Các chi tiết điển hình và viêu chuẩn trong mối ghép bằng ren

admin

Leave a Comment