Image default
Bản vẽ cơ khí

CÁCH GHI KÍCH THƯỚC TRÊN BẢN VẼ CHI TIẾT MÁY

Chất lượng của bản vẽ có ảnh hưởng đến thời gian sử dụng, giá thành và chất lượng sản phẩm. Một bản vẽ không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn trình bày, biểu diễn các hình dạng cùng với việc ghi các yêu cầu kỹ thuật (dung sai, sai lệch, độ nhám..) sẽ dẫn đến phế phẩm và hạn chế tuổi thọ của chi tiết máy và mểy nói chung. Một trong những vấn đề liên quan đến chất lượng, giá thành sản phẩm là việc ghi kích thước của chi tiết trên bản vẽ chế tạo thiết kế.

4.3.1     Khái niệm và các thuật ngữ cơ bản

1-   Khái niệm

Kích thước ghi trên bản vẽ chi tiết phải đảm bảo các yêu cầu đúng tiêu chuẩn mẫu chữ sô”, cách trình bày theo TCVN dã biết, còn phải phù hợp với công nghệ, thiết bị gia công, nghĩa là tạo điều kiện tót, thuận lợi cho sản xuất.

2-   Thuật ngữ

Chi tiết máy là phân tử thuộc cơ £ấu, chúng được lắp ghép nhau theo yêu cầu nhất định của thiết kế nhằm phát huy tính năng của máy móc. Do vậy, kích thước ghi trên chi tiết bao gồm:

Kích thước tợ do là những kích thước không tham gia lắp ghép. Và kích thước này có khoảng dung sai lớn.

Kích thước chức năng là những kích thước lắp, chúng quyết định tính chất ghép và từ đó ảnh hưởng đến tính năng làm việc của máy.

Kích thước điểu kiện là phạm vi sai số giữa các kích thước giới hạn, nó được xác định theo chế độ lắp ghép của bề mặt chi tiết.

Ví dụ: Chi tiết trục trên hình 5.47, các kích thước theo chiều dài dọc trục 80, 210, 300… là kích thước tự do còn kích thước chức năng là các đường kính lắp 40h6, 45h8 hoặc chiều dài rãnh then 40 H5…

4.57

Khâu kích thước là phân tử kích thước xác định khoảng cách giữa các điểm cần đo trên bề mặt chi tiết, chúng lắp với nhau theo chuỗi kích thước: Chuỗi kích thước phẳng (nêu các khâu kích thước nằm trong cùng mặt phăng), chuỗi kích thước không gian (nêu các khâu kích thước xác định đo trong không gian).

Chuỗi kích thước chi tiết: Các khâu kích thước thuộc cùng chi tiết (H4.58).

4.58

Chuỗi kích thước lắp ghép: Các khâu của chuỗi thuộc các chi tiết khác nhau cùng tham gia lắp ghép (H.4.59A).

4.59

Khâu thành phần là kích thước của khâu do quá trình gia công xác định và không phụ thuộc vào các khâu thành phần khác.

Ví dụ, trên hình 4.58 các kích thước 35: 0,5; 3; 0,1… là các kích thước khâu thành phần

Khâu khép kín: Kích thước được xác định bởi khâu thành phần, mỗi chuỗi kích thước có một khâu khép kín

Trên hình 4.58, kích thước 95 là kích thước khâu khép kín.

Khâu tăng, giảm là khâu thành phần mà kích thước của nó sẽ làm tăng hoặc giảm kích thưđc khâu khép kín hoặc ngược lại.

4.3.1    Nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ chi tiết

Ghi kích thước trên chi tiết máy cần được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Số lượng kích thước được ghi trên bản vẽ phải ít nhất nhưng đủ để kiểm tra chi tiết và chế tạo. Thiếu một kích thước, chi tiết sẽ không xác định và không chế tạo được.

Ví dụ: Xác định chiều sâu rãnh then trên đầu trục, giữa trục, và trên lỗ moay- ơ (H.4.59B) phải ghi kích thước như hình vẽ hướng dẫn.

4.59b

1-   Ghi kích thước phải thể hiện quá trình chế tạo chi tiết, tức là phải tương ứng với các công đoạn khác nhau như đúc, dập, gia công cơ.. và các nguyên công khác nhau khi gia công cơ (ví dụ như tiện đường kính các đoạn trục, gia công rãnh then, rãnh thoát dao, cắt ren, vát mép…) khi chế tạo trục.

Trên hình 4.60, chỉ ví dụ ghi kích thước đúng và không đúng (không theo trình tự các nguyên công) trên bản vẽ chế tạo một số chi tiết đầu trục.

2-   Không ghi kích thước khâu khép kín, trừ trường hợp đó là kích thước tham khảo (kích thước tham khảo không phải là kích thước cơ bản được ghi trên bản vẽ nhằm tạo điều kiện sử dụng bản vẽ thuận lợi hơn), khi đó không phải ghi ký hiệu ( ) ví dụ kích thước 95 ồ trên hình 4.58 nhằm xác định chiều dài toàn bộ chi tiết.

4-   Cần quan tâm đến việc lấy dấu và khoan lỗ khi ghi kích thước quy định vị trí của các lỗ ghép chặt (lỗ ghép chặt và lỗ dùng lắp các chi tiết có ren nhằm ghép cố định các chi tiết được lắp ghép với nhau)

Trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ không yêu cầu tính đối lập của chi tiết, vấn đề ở đây là sự ghép trùng lỗ bulông của các chi tiết ghép, trường hợp như vậy cho ghép ghi rõ bằng lời điều kiện gia công đồng thời lắp như vậy, và tọa độ tâm lỗ được xem như kích thước tự do hoặc tham khảo (H.3.61).

4.60

4.61

 

 

Bài viết liên quan

Máy đào

admin

[Bản vẽ cơ khí] Dao tiện định hình gá nghiêng

admin

[Bản vẽ cơ khí] Máy san đường 4

admin

VẼ QUY ƯỚC LÒ XO

tu_vkt

[Bản vẽ cơ khí] Máy san đường 1

admin

Trình bày bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn

thao_bvkt

Leave a Comment