Image default
Bản vẽ cơ khí

Chuẩn kích thước, cách chọn và ghi chúng trên bản vẽ

1-   Khái niệm

Chuẩn kích thước là gốc xuất phát để chọn, và ghi kích thước, về mặt hình học, chuẩn là tập hợp các yếu tố hình học (điểm, đường, mặt) của chi tiết để từ đó xác định được các yếu tố hình học khác của chi tiết, do đó chuẩn có thể là chuẩn thực (hoặc chuẩn ảo).

2-   Phân loại

Có nhiều cách phân loại chuẩn.

–   Chuẩn dùng trong thiết kế gọi là chuẩn thiết kế.

–   Chuẩn dùng trong công nghệ gọi là chuẩn công nghệ

–   Theo yếu tó hình học, chuẩn có thể là:

Mặt chuẩn – ví dụ là các mặt chọn gia công chủ yếu, mặt tiếp xúc, định vị của chi tiết trong gia công hoặc lắp đặt trong cơ cấu, đôi khi chọn mặt đối xứng của chi tiết làm mặt phẳng chuẩn.

Đường chuẩn: Với chi tiết tròn xoay, đường trục là chuẩn để xác định các kích thước hướng kính, định vị trục quay.

Điểm chuẩn: Thường chọn tâm điểm làm chuẩn để xác định các kích thước khác trong hệ cực (như kích thước hình dáng của bề mặt cong chi tiết cam).

Ví dụ: Cách chọn chuẩn đúng là biết khả năng công nghệ chế tạo chi tiết đó, tính năng làm việc của chi tiết trong cơ cấu. Hình 4.73: Chỉ rõ cách gá đặt chi tiết để phay rãnh, trong đó I, II, III là các chuẩn công nghệ định vị chi tiết trên đồ gá, 1 phôi, 2 dao phay (không thể hiện trên hình chiếu bằng của bản vẽ JT này).

4.73

 

4.74

Chuẩn kích thước dừng để xác định vị trí tương đối giữa các kích thước thể hiện các vị trí các bề mặt chi tiết máy khi đo kiểm tra. Ví dụ, trên hình 4.74: A chuẩn kích thước là bề mặt phẳng dùng kiểm tra sự  song song của bề mặt khác so với

3-   Ví dụ áp dụng

Dưới đây vài ví dụ về các bản vẽ và cách chọn, ghi chuẩn trên hình biểu diễn.

4.75

 

4.76, 4.77

Hình 4.75: Hình biểu diễn nắp tròn xoay, chọn mặt chuẩn là mặt phẳng nắp, đồng thời là –  mặt định vị toàn bộ chi tiết này lên thân hộp, từ mặt chuẩn này, xác định được các kích thước a, by c, d. Chuẩn thứ hai là trục tròn xoay chi tiết, vì theo trục này, các chi tiết khác sẽ được lắp và kiểm tra độ đồng tâm đó là các kích thước 1, 2..

–    Hình 4.76: Hình biểu diễn nắp đậy đầu trục, chọn mặt tựa nắp làm mặt chuẩn, các kích thước được ghi theo chuỗi kết hợp.

–  Hình 4.77: Hình biểu diễn tâm mỏng có độ dày 3 /nmế Chuẩn kích thước xác định là trục đốĩ xứng, mặt phẳng đáy nắp.

–   Hình 4.78: Chi tiết đỡ bằng gang đúc, chuẩn được chọn mặt phẳng đối xứng xác định các kích thước d, p, o. Chuẩn thứ hai được chọn, chuẩn định vị và chuẩn công nghệ xác định các kích thước b, f, c, k, e, chuẩn thứ ba được chọn là chuẩn công nghệ q, a, l, ky m, R, n. Ghi kích thước được trình bày theo phương pháp kết hợp và tọa độ.

4.78

–   Các hình biểu diễn trình bày trên hình 4.79 cho biết phương pháp ghi dấu hiệu chuẩn kết hợp phương pháp ghi kích thước trên hình biểu diễn, ta thấy nếu chuẩn là một mặt đầu của chi tiết, ghi kích thước theo chuỗi cho phép không ghi dấu hiệu chuẩn, nhưng trường hợp cần thể hiện rõ các sai lệch vị trí dấu hiệu chuẩn được ghi để chỉ rõ vị trí các bề mặt cần kiểm tra.

4.79

Bài viết liên quan

[Bản vẽ cơ khí] Dao xọc – quang

admin

Hình biểu diễn vuông góc (ISO 5456-2:1996) vẽ kỹ thuật

thao_bvkt

[Bản vẽ cơ khí] Sơ đồ trạm trộn bê tông xi măng

admin

Biểu diễn đơn giản các loại ren (ISO 6410-3: 1993)

thao_bvkt

Tên gọi thông dụng và kết cấu điển hình của chi tiết máy

admin

[Bản vẽ cơ khí] Máy san 1

admin

Leave a Comment