Phương pháp điểm cự ly cho kết quả là hình chiếu xuyên tâm của vật thể mà không dùng đến mặt vật thể, nhờ sử dụng lưới phối cảnh. Các đường bao và cạnh của vật thể song song hoặc vuông góc với mặt tranh (vị trí rất đặc biệt). Khoảng cách từ điểm cự ly đến điểm chính bằng khoảng cách từ điểm nhìn đến mặt tranh. Các đường thẳng nằm ngang nghiêng 45° với mặt tranh sẽ tụ tại điểm cự ly. Điểm tụ của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh là điểm chính (xem hình 4.40).
Hình 4.40. Vật thể, đóng khung trong hình hộp, đặt trên lưới nằm ngang, ở vị trí rất đặc biệt đối với mặt tranh.
4. Phương pháp điểm đo (Vị trí đặc biệt của vật thê).
Đối với mỗi điểm tụ bất kỳ có một điểm đo tương ứng. Nhờ có các điểm đo, có thể chuyển các kích thước của vật thể từ đường đáy lên mặt tranh đặt trên các đường diễn tả chiều sâu (xem hình 4.41). Mặt vật thể cho phép thiết lập mối quan hệ xác định giữa hình biểu diễn phối cảnh của vật thể và bản thân vật thể.
- Phương pháp vết tia với mặt tranh nghiêng
Do độ nghiêng của mặt tranh đối với mặt phẳng nằm ngang, điểm tụ của các đường thẳng đứng của vật thể sẽ di chuyển từ vô cực về giới nội. Góc p, tức là góc nghiêng của mặt tranh đối với mặt phẳng nằm ngang, xác định vị trí của điểm tụ ở phía trên đường chân trời. Các đường thẳng thẳng đứng có hình biểu diễn là đường thẳng nghiêng, điều này gây ra độ biến dạng quang học và tạo thành hình dạng vuốt nhọn ở một đầu (xem hình 4.42).
Do mặt tranh nghiêng ra xa khỏi điểm nhìn, điểm tụ của các đường thẳng thẳng đứng của vật thể ở phía dưới đường chân trời chuyển từ vô cực về giới nội, các đường thẳng thẳng đứng có hình biểu diễn là đường thẳng nghiêng, gây ra độ biến dạng quang học và tạo thành hình dạng vuốt nhọn ở một đầu (xem hình 4.43).