- Tổng quát
Các thành phần của kích thước là đường gióng, đường kích thước, đường dẫn, phần tử kết thúc, chỉ dẫn của gốc đường kích thước và các giá trị kích thước (các kích thước cơ bản). Hình 12.3 minh hoạ các thành phần của kích thước, đường tròn gốc được minh họa ở các hình 12.62 đến 12.64.
- Đường kích thước
Phải vẽ đường kích thước bằng nét liền mảnh theo ISO 128-20.
Đường kích thước phải được vẽ trong các trường hợp sau:
– Các kích thước độ dài đặt song song với chiều dài cần ghi kích thước (xem hình
12.4).
– Các kích thước góc hoặc kích thước cung tròn, khi đó đường kích thước là cung tròn có tâm là đỉnh góc hoặc là tâm cung tròn cần ghi kích thước (xem hình 12.5 và 12.6).
– Các kích thước bán kính, khi đó đường kích thước vẽ từ tâm hình học của cung cần ghi bán kính (xem hình 12.6).
Khi không đủ chỗ, đường kích thước có thể được vẽ kéo dài và các mũi tên chỉ ngược vào trong (xem hình 12.7).
Khi đối tượng hình vẽ bị ngắt quãng, đường kích thước tương ứng vẫn không bị ngắt quãng (xem hình 12.7).
Nên tránh chỗ cắt nhau của đường kích thước, trong trường hợp không thể tránh được thì các đường kích thước phải được vẽ liền, không bị cắt đứt (xem hình 12.8).
Có thể không vẽ đầy đủ đường kích thước khi:
– Chỉ dẫn kích thước đường kính (xem hình 12.9)
– Chỉ dẫn một phần của yếu tố đối xứng được vẽ ở hình chiếu hoặc hình cắt (xem các hình 12.55 và 12.56).
– Yếu tố được vẽ bằng nửa hình chiếu và nửa hình cắt (xem hình 12.9)Ệ
– Chỉ dẫn một phần của yếu tố đối xứng được vẽ ở hình chiếu hoặc hình căt (xem các hình 12.55 và 12.56).
– Yếu tố được vẽ bằng nửa hình chiếu và nửa hình cắt (xem hình 12.9).
– Yếu tố trích dẫn vẽ kích thước không nằm ở tờ giấy vẽ và không cần thiết phải chỉ dẫn (xem hình 40 R62).
– Tham chiếu đến các lưới trên bản vẽ xây dựng (xem hình 12.10).
- Chỉ dẫn gốc và chỗ kết thúc
– Tỷ lệ kích thước của các phần tử kết thúc vẽ ở hình 12.11 và của đường tròn gốc kích thước vẽ ở hình 12.12 được cho trong phụ lục 12.A
– Đường kích thước được kết thúc bởi một trong những cách trình bày ở hình
12.11.
- Đường gióng
Phải vẽ các đường gióng bằng nét liền mảnh.
Phải kéo dài đường gióng một đoạn bằng khoảng 8 lần chiều rộng nét vẽ vượt ra khỏi đường kích thước tương ứng.
Nên vẽ các đường gióng vuông góc với chiều dài vật lý tương ứng (xem các hình 12.4 và 12.5, từ 12.7 đến 12.9 và 12.13).
Trong một số lĩnh vực kỹ thuật cho phép để một khoảng cách (khoảng 8 lần chiều rộng nét vẽ) giữa các yếu tố cần ghi kích thước và điểm bắt đầu của đường gióng.
– Các đường kéo dài của đường bao cho đến cắt nhau phải được vẽ vượt ra khỏi giao điểm một đoạn bằng khoảng 8 lần chiều rộng nét vẽ (xem hình 12ề16).
– Đối với những đường bao kéo dài ở chỗ chuyển tiếp và các trường hợp tương tự, các đường gióng phải được vẽ tại giao điểm của các đường kéo dài (xem hình 12.17).
– Có thể ngắt đứt các đường gióng nếu đoạn tiếp theo sau đó không gây hiểu nhầm (xem các hình 12.18 và 12.19). Trong trường hợp kích thước góc, các đường gióng là đường kéo dài hai cạnh của góc (xem hình 12.19).
- Đường dẫn
Các đường dẫn theo ISO 128-22 phải được vẽ bằng nét liền mảnh theo ISO 128- 20. Các đường dẫn không nên dài quá mức cần thiết và nên vẽ xiên so với yếu tố hình học nhưng phải khác góc nghiêng của nét gạch mặt cắt vật liệu (xem các hình 12.20, 12Ể25 và 12.27)ẳ
- Các giá trị kích thuớc (kích thước cơ bản)
a) Chỉ dẫn
Cắc giá trị kích thước phải được ghi trên bản vẽ bằng chữ số có cỡ đủ lớn để đảm bảo dễ đọc bản vẽ và sao chép lại từ micro phim (xem ISO 6428). Nên dùng kiểu chữ B thẳng đứng theo ISO 3098-0.
b) Vị trí của các giá trị kích thước
Phải ghi các giá trị kích thước song song với đường kích thước, ở khoảng giữa, về phía trên và không chạm vào đường này (xem các hình 12.21 và 12.22 và phụ lục A).
Các giá trị kích thước phải được ghi sao cho chúng không bị cất ngang qua hoặc chia cắt bởi bất kỳ đường nét nào.
Các giá trị trên đường kích thước nghiêng được ghi chú theo hướng trình bày ở hình 12ẻ23Ễ
Các giá trị kích thước góc có hướng ghi như ở hình 12.24.
c. uac VỊ in oạc Dtẹi cua gia in Kicn ỉnưoc
Vị trí của giá trị kích thước cần phải thay đổi để thích nghi với các tình huống:
— Có thể ghi giá trị kích thước ở phía trên đường kéo dài của đường kích thước ở phía ngoài phần tử kết thúc nếu không đủ chỗ (xem hình 12.25).
– Có thể ghi giá trị trên một đường chú dẫn nối vào đường kích thước bởi một đường dẫn chỉ vào đường kích thước, khi đường này quá ngắn không đủ chỗ để ghi giá trị kích thước ở giữa hai đường gióng (xem hình 12.25).
– Có thể ghi giá tri kích thước ở phía trên đường kéo dài nằm ngang của đường kích thước khi không đủ chỗ để đặt giá trị kích thước song song với đường kích thước (hình 12.26).
– Khi đường kích thước trùng lên nhau, phải đặt các giá trị kích thước gần mũi tên (xem các đường 12.63 và 12.64)
– Khi đường kích thước trùng lên nhau, phải đặt các giá trị kích thước gần mũi tên (xem các đường 12.63 và 12.64)
- Ghi các kích thước bằng chữ
Có thể dùng chữ để biểu thị giá trị kích thước và những chữ này phải được định giá trị trên cùng bản vẽ đó hoặc ở tài liệu kèm theo (xem hình 12.27).
- Ghi kích thước bằng bảng
Phương pháp ghi kích thước này cho phép biểu thị nhiều yếu tố cùng loại nhưng kích thước thay đổi bằng cách sử dụng hình thức bảng (xem hình 12.27).