1) Phải chỉ dẫn chuẩn như đã nêu ở các thí dụ trong điều 2 đến điều 5 sau đây và thông tin bổ sung ở ISO 5459.
2) Phải chỉ dẫn chuẩn bằng một chữ khi chuẩn liên quan đến một yếu tố được ghi dung sai. Ký hiệu chuẩn bằng một chữ hoa đóng khung và nối với ưiột tam giác chuẩn tô kín hoặc không tô kín (xem hình 13.16); chữ ký hiệu chuẩn này cũng sẽ được ghi ở trong khung dung sai. Không có ý nghĩa gì khác biệt giữa tam giác chuẩn tô kín hoặc không tô kín.
3) Phải đặt tam giác chuẩn và chữa tên chuẩn.
– Trên đường bao của yếu tố hoặc trên đoạn kéo dài của đường bao (nhưng phải tách biệt rõ ràng khỏi đường kích thước), khi chuẩn là đường hoặc mặt của hình biểu diễn (xem hình 13.17); có thể đặt tam giác chuẩn ở trên đường trích dẫn bằng cách dùng một đường dẫn tới điểm của mặt (xem hình 13.18).
– Như phần kéo dài của đường kích thước khi chuẩn là đường trục hoặc mặt phảng đối xứng hoặc một điểm xác định bởi yếu tố được ghi kích thước (xem hình 13.19). Nếu không có đủ chỗ cho hai mũi tên thì có thể dùng tam giác chuẩn thay cho một mũi tên.
4) Nếu chuẩn được quy định cho một phần thu hẹp của một yếu tố thì phải chỉ dẫn miền thu hẹp này bằng một đường nét gạch chấm dài đậm và ghi kích thước miền đó (xem thí dụ ở hình 13.20).
5) Dùng một chữ hoa để ký hiệu chuẩn thiết lập bởi một yếu tố đơn lẻ (xem hình 13ằ21a).
Một chuẩn chung thiết lập bởi hai yếu tố được ký hiệu bởi hai chữ hoa cách nhau bởi một nét gạch ngang (xem hình 13.21b)ể Khi một hệ thống chuẩn được thiết lập bởi hai hoặc ba yếu tố, tức là chuẩn bội, thì những chữ hoa ký hiệu chuẩn được ghi theo thứ tự ưu tiên, từ trái sang phải, trong các ô riêng (xem hình 13.21c).