Image default
Bản vẽ cơ khí

Hình biểu diễn chi tiết máy trong bản vẽ

1-  Hình chiếu chính

Trên bản vẽ kỹ thuật, hình dáng bên ngoài chi tiết được biểu diễn bằng phép chiếu thẳng góc (TCVN 5-78), như vậy với nhiều phương chiếu khác nhau, chúng ta có thể thu được các hình chiếu của vật thể có hình vẽ khác nhau, và trong tập hợp các hình chiếu diễn vật thể này sẽ có tối thiểu một hình biểu diễn cho ta thấy rõ hình dạng vật thể.

Với chi tiết máy, hình biểu diễn thu được theo phương pháp chiếu chính thường là phương chiếu từ trước – hình chiếu đúng – là hình chiếu chính của chi tiết máy, và theo hình biểu diễn này, ta thấy được đặc trưng bên ngoài về hình dạng và đồng thời phản ánh được vị trí của chi tiết trong cơ cấu hoặc ghi gá đặt gia công.

Hình chiếu chính không nhất thiết phải là hình chiếu thẳng góc, mà trên đó người ta kết hợp với loại hình biểu diễn theo quy ước khác như hình cắt riêng phần, hình cắt kết hợp hình chiếu, hình cắt toàn phần.

Ví dụ, trên hình 4.17 là bản vẽ chi tiết gối đỡ, gồm ba hình biểu diễn, hình chiếu chính là hình cắt dọc (đặt trùng vị trí hình chiếu đứng) các hình chiếu thẳng góc còn lại: hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng) và hình chiếu từ trái (được biểu diễn 1/2 hình chiếu cạnh, vì theo phương chiếu từ trái này, chi tiết nhận mặt phẳng làm mặt phẳng đối xứng) quy ước cho phép biểu diễn 1/2 hình chiếu Ngoài các hình biểu diễn, ghi kích thước và các yêu cầu kỹ thuật được bố trí hợp lý bảo đảm chế tạo và kiểm tra. Ở đây, hình chiếu đứng còn thể hiện vị trí làm việc của gối đỡ trong thực tế.

banvehinhchieu

Hình 4.17

Trường hợp các chi tiết có dạng trụ (trục) thường biểu diễn bằng một hình biểu diễn chính, đó là hình chiếu thẳng góc của trụ trên mặt phẳng song song, đường tâm của trục cần biểu diễn và thường được kết hợp với các mặt cắt (vuông góc với đường tâmO để thể hiện tiết diện ngang, chiều sâu, rộng rãnh then hoặc các hình cắt riêng phần để diễn tả hình dạng lỗ dọc theo tâm trục (lỗ tâm, lỗ dẫn dầu…) (H.4.18).

 banvehinhchieu2

Chi tiết máy có dạng trụ, trục được sử dụng nhiều trong cơ cấu, khi biểu diễn cần chú ý đặc tính này để chọn phương chiếu chính và số lượng hình biểu diễn là ít nhất, đủ và đúng. Trên 4 hình biểu diễn chi tiết (H.4.18), hình 4.18c là hợp lý nhất.

2-   Phương pháp ghi chú và trình bày đúng các yêu cầu kỹ thuật

 

Ngoài tiêu chuẩn trình bày các ghi chú theo đúng mẫu TCVN đã nêu ra chương trên và mẫu chữ, số, dấu hiệu, ký hiệu về các sai lệch, lớp phủ… ta chú ý ghi con số, dấu hiệu đảm bảo đọc được, rõ ràng, thông thường theo hướng được bằng của bản vẽ và không cho phép bất kỳ loại đường, nét nào cắt ngang qua các dấu hiệu đó (H.4.19). Trên hình 4.20 với một hình biểu diễn, cùng việc ghi kích thước, ký hiệu ta thấy rõ ràng, dễ đọc, dễ kiểm tra và hình dung chi tiết trong thực tế, chiều cao chữ số dấu hiệu được ghi nói chung nên cao gần hai lần con số ghi kích thước.

3-   Chọn số lượng hình biểu diễn

banvehinhchieu3

Hình dáng và cấu trúc hình học bên ngoài, bên trong chi tiết là phức tạp, mục đích của người thiết kế muôn diễn đạt ý đồ của mình thêm qua các hình biểu diễn, do vậy việc chọn đúng phương chiếu chính,biểu diễn đúng hình chiếu chưa đủ, còn sử dụng, chọn số’ lượng, tỷ lệ loại hình biểu diễn sao cho vừa đủ, đúng hợp lý (tối ưa) là việc làm cần thiết, điều kiện để giúp chúng ta biểu diễn với số lượng ít hình biểu diễn nhất là chú ý cấu trúc hình học bên ngoài của chi tiết (H.4,19) và (H.4.20).

 Nói chung, những chi tiết trục thường được biểu diễn bằng một hình chiếu, ví dụ trên hình 4.21, thấy một chi tiết trục, nhưng được thể hiện bằng các tỷ lệ khác nhau và bố trí trên hai khổ giấy khác nhau A4, A3, ở các vị trí thẳng đứng (A4), hoặc nằm ngang (A3), nếu kích thước (chiều dài) đủ lớn ta nên bố trí như hình 4.21b hợp lý hơn.

Trường hợp chi tiết có dạng trụ khác nhau như hình 4.22 nên biểu diễn bằng hai hình chiếu (đứng và cạnh) cùng cách ghi kích thước, nếu toàn bộ chi tiết có cùng độ nhám, ta bố trí góc phải của bản vẽ.

Trường hợp chi tiết có dạng tấm mỏng bị uôn (H.4.23) ta có thể biểu diễn bằng các hình chiếu và cách trình bày như hình 4.23b hợp lý. Khi cần thiết, ngay trên bản vẽ, ta cần bô’ trí hình trả đặt gần hình biểu diễn chính (H.4.24).

Với các chi tiết cần xác định chiều dài phôi (rèn), đôi khi người ta biểu diễn đường khai triển bằng nét hai chấm gạch mảnh và ghi kích thước phân cần khai triển này (H.4.25)

banvehinhchieu5

Hình 4.21

18

banvehinhchieu4

Hình 4.24

banvehinhchieu6

Hình 4.25

Tỷ lệ chọn để biểu diễn hình vẽ rất quan trọng, đặc biệt đối với các chi tiết có kích thước, hình dạng nhỏ và rất nhỏ như vi mạch điện tử thường chọn tỷ lệ phóng to, ví dụ về bản vẽ bánh xe răng có trong cơ cấu đồng hồ với tỷ lệ 20:1, nhưng răng của bánh xe được phóng đại với tỷ lệ 200:1, bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy 43 (ký hiệu HV 460-510 là trị số độ cứng Vicker) (H.4.26).

banvehinhchieu7

Hình 4.26.1

banvehinhchieu9

Hình 4.26.2

Hình 4.27, ví dụ về bản vẽ chi tiết thước đo hình trụ, ngoài hình biểu diễn chính của chi tiết, ngay trên bản vẽ cũng được trình bày nguyên tắc và các yêu cầu kỹ thuật của các trị số được ghi trên vạch thước đo, theo nguyên lý hình trải (trên hình biểu diễn ghi rõ mặt A cần trải).

19

 

Ví dụ biểu diễn chi tiết có dạng tấm uốn, thường được thể hiện bằng một hình chiếu chính, kết hợp với mặt cắt, hình chiếu riêng phần

banvehinhchieu8

 

Bài viết liên quan

[Bản vẽ cơ khí] Đồ gá tổng hợp 1

admin

VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG CÔN

tu_vkt

Cách và phương pháp gấp xếp bản vẽ kỹ thuật

admin

CÁC LỚP PHỦ, Độ CỨNG BỀ MẶT, TÍNH CHẤT VẬT LIỆU

admin

[Bản vẽ cơ khí] Máy rải thảm bê tông nhựa nóng

admin

Ví dụ các loại bản vẽ chi tiết máy

admin

Leave a Comment