Image default
Bản vẽ cơ khí

Khái niệm và các thông số cơ bản của ren

1-   Khái niệm về sự hình thành của REN

Như trên ta thấy, đường xoắn ốc được hình thành trên bề mặt tròn xoay. Vậy, nếu có hình phẳng (tam giác, hình vuông, hình thang…) thuộc mặt phẳng kinh tuyến của mặt tròn xoay nào đó và hình phẳng này chuyển động theo hướng xoắn ốc sẽ tạo thành bề mặt xoắn ốc gọi là REN.

khainiem khainiem2

2-   Phân loại

Có nhiều cách phân loại REN, dưới đây trình bày cách phân loại (và được gọi) thông dụng nhất:

  • Ren TRỤ; Ren được hình thành trên bề mặt trụ tròn xoay.
  • Ren NÓN (Ren côn): Ren được hình thành trên bề mặt nón tròn xoay.
  • Ren NGOÀI: Ren được hình thành trên bề mặt ngoài trên mặt tròn xoay (H.l.lOa).
  • Ren TRONG (Lỗ ren): Ren được hình thành mặt trong của lô tròn xoay (H.1.10b).

khainiem3

Hình 1.10

Các thông số cơ bản của REN

khainiem4

 

Hình 1.11

Prôfin ren là đường bao hình của mặt cắt ren (mặt cắt này trùng với mặt phẳng kinh tuyến đi qua trục ren). Prôfin ren ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực của bề mặt ren, do vậy khi sử dụng ren phải nghiên cứu kỹ đặc tính này của ren (xem thêm các tài liệu thiết kế chi tiết máy). Ví dụ: ren tam giác thường dùng để lắp ghép, ren vuông để truyền chuyển động (như kích…) (H.l.ll).

  • Đường kính của ren bao gồm (Hi.l2):

– Đường kính ngoài d, D là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài (H.1.12a) hay đi qua đáy của ren trong (H.1.12b). Đường kính ngoài là đường danh nghĩa của ren.

– Đường kính trong dh D1 là đường kính đi qua mặt trụ của đáy ren ngoài, hay đi qua đỉnh ren của ren trong.

-Đường kính trung bình d2,D2là đường kính của mặt trụ có đường sinh cắt profin ren ở các điểm chia đều bước ren

khainiem6

 

khainiem5

Hình 1.12

Số đầu mối ren (n) là số đường xoắn ốc tạo thành ren (H.1.7).

Bước ren (p) là khoảng cách giữa hai điểm tương ứng của hai prôíĩn ren kề nhau theo chiều trục. Nói cách khác, bước ren và khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một đường sinh của hai đường xoắn ốc kề nhau, được đo trong mặt phẳng chứa trục ren – mặt phẳng kinh tuyến.

Trên các hình 1.13 chỉ rô cách xác định bước xoắn Pn và bước ren p.

khainiem7

Hình 1.13: a) Cho một trụ có ren vuông; b) Ren có số đầu mối n – 3 c) Ren tam giác với tám đầu mối

  • Hướng xoắn là hướng vào ren theo chiều xoắn sẵn có trên trục ren. Ren có hai loại hướng xoắn, hướng xoắn phải và hướng xoắn trái (H.1.14).
khainiem8
Hình 1.14

Bài viết liên quan

[Bản vẽ cơ khí] Dao phay lăn răng m=2

admin

[Bản vẽ cơ khí] Dao tiện định hình lăng trụ – tuấn

admin

[Bản vẽ cơ khí] Dao chuốt lỗ then hoa fi 40

admin

VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ

tu_vkt

[Bản vẽ cơ khí] Đồ án càng gạt – giang

admin

Một số thí dụ về bản vẽ kỹ thuật của vài quốc gia

admin

Leave a Comment