- 1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất
Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt giữa người quan sát (xem hình 4.3) và mặt phẳng toạ độ là mặt phẳng hình chiếu mà vật thể được chiếu vuông góc lên đó (xem hình 4.4).
Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (từ trước) A được xác định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu quanh các đường thẳng song song hoặc trùng với các trục toạ độ thuộc mặt phẳng toạ độ (mặt phẳng bản vẽ) chứa hình chiếu đứng A (xem hình 4.4).
Do đó trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu chính A như sau (xem hình 4.5):
– Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía dưới;
– Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía trên;
– Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên phải;
– Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên trái;
– Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở bên phải hoặc bên trái sao cho thuận tiện.
Kí hiệu đặc trưng của phương pháp này cho trong hình 4.6.
- Phương pháp chiếu góc thứ ba
Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, các mặt phẳng toạ độ được đặt giữa người quan sát và vật thể, vật thể được chiếu vuông góc lên các mật phẳng đó (xem hình 5). Trên mỗi mặt phẳng, hình chiếu của vật thể giống như hình mà người quan sát thấy được khi nhìn thẳng góc từ xa vào mặt phẳng chiếu trong suốt. Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (từ phía trước) A được xác định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu quanh các đường thẳng song song hoặc trùng với các trục toạ độ thuộc mặt phẳng toạ độ (mặt phẳng bản vẽ) chứa hình chiếu A (xem hình 4.7)
Do đó, trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu chính A như sau (xem hình 4.8):
– Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía trên;
– Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía dưới;
– Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên trái;
– Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên phải;
– Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở bên phải hoặc bên trái.
Kí hiệu đặc trưng của phương pháp này cho trong hình 4.9
- 1. Bô trí theo các mũi tên chỉ dẫn
Trong trường hợp xét thấy có lợi, nếu bố trí hình chiếu không theo quy định của phương pháp chiếu góc thứ nhất hoặc góc thứ ba thì dùng phương pháp mũi tên chỉ dẫn để cho phép bố trí các hình chiếu một cách tự do. Khi đó, mỗi hình chiếu, trừ hình chiếu chính, phải kí hiệu bằng chữ như hình 4.3. Chữ thường chỉ hướng chiếu, chữ hoa tương ứng chỉ hình chiếu và ghi ở góc trên bên tráiệ
Các hình chiếu theo mũi tên chỉ dẫn có thể đặt ở vị trí bất kì đối với hình chiếu chính (xem hình 4.10). Các chữ hoa kí hiệu hình chiếu (xem ISO 3098-1) luôn luôn đặt ở vị trí theo chiều đọc bản vẽ mà không kể hướng chiếu như thế nào. Trên bản vẽ, khồng cần ghi kí hiệu chỉ dẫn phương pháp này.
- Hình chiếu vuông góc đôi xúng gương
Hình chiếu vuông góc đối xứng gương là hình chiếu góc, trong đó vật thể được biểu diễn (xem hình 4.3) là bản sao đối xứng qua gương (mặt trên) đặt song song với mặt nằm ngang của vật thể (Xem hình 4.11).
Kí hiệu đặc trưng của phương pháp này cho ở hình 4.12.
Phương pháp này thường dùng trong các bản vẽ xây dựng