Image default
Tiêu chuẩn

BẢN VẼ ĐỔ THỦY TINH

 Tổng quát

1)   Theo nguyên tắc chung, tất cả các đồ thủy tinh phải vẽ như là không trong suốt (đục) xem ISO 128

2)   Để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt trong thiết kế và chế tạo đồ thuỷ tinh, các quy tắc và quy ước bổ sung được quy định trong các điều khoản sau đây.

Hình cắt

1)   Có thể tô đen các mặt cắt nhỏ với điều kiện là khoảng cách giữa các đường bao mặt cắt trên bản vẽ không lớn hơn 3mm. Nếu lớn hơn, phải gạch gạch mặt cắt. Đối với các chi tiết vách mỏng, xem hình 10.64.

2)   Các chi tiết chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau như mối hàn kín thuỷ tinh – kim loại nung chảy với nhau và được vẽ ở mặt cắt thì phải gạch gạch theo hướng khác nhau (xem hình 10.64).

 

n1

 Chi tiết có xử lý

1)    Các bề mặt có xử lý (thí dụ mài, mạ bạc, khắc ăn mòn) phải được chỉ dẫn phù hợp với ISO 128, ISO 129 (xem hình 10.65).

2)     Các mối nối mài hình cầu hoặc hình nón đổi lẫn phải được ký hiệu Do đó không cần ghi kích thước chi tiết của phần đó và không cần chỉ dẫn bề mặt gia công lần cuối.

Hình 10.66 trình bày thí dụ ký hiệu mối nối mài hình nón đổi lẫn được.

 n2

Vách mỏng

1)    Ở trên mặt cắt, các vách mỏng được biểu diễn bởi các nét đậm có chiều rộng ít nhất gấp 2 lần chiều rộng nét vẽ đường bao thấy nó không phụ thuộc vào chiều dày thực của vách (xem các hình 1067 và 10.68).

2)    Nếu không có quy định gì khác thì kích thước đường kính của ống vách mỏng là đường kính ngoài (xem hình 10.68). Cách ghi phụ thuộc vào yêu cầu riêng của bản vẽ.

 n3

3)  Phải luôn luôn ghi chữ “int” khi ghi kích thước đường kính bên trong (xem hình 10.69)

Các ống

1)    Phải vẽ hình cắt ở các đầu ống có dạng đặc biệt (thí dụ lỗ hoặc bịt kín đầu) (xem hình 10.69b).

2)    Các ống xoắn biểu diễn trên hình cắt hoặc hình chiếu có thể vẽ đơn giản hoá (xem các hình 10.70 và 10.71). Các yêu cầu chức năng hoặc phương pháp chế tạo sẽ xác định cách ghi kích thước của chúng.

n4n5

3)                       Các bộ phận có thể tháo mở được như van đóng, máy khuấy và các thiết bị bịt kín phải được vẽ rõ ràng, chi tiết này cách chi tiết kia như ở các hình 10.75 và 10.76. Điều đó sẽ giúp tránh nhầm lẫn không biết các chi tiết có được nung chảy liền nhau không.

n6

 

Đổ thủy tinh hỗn hợp

Khi cần biểu diễn một hay nhiều thành phần của đồ thuỷ tinh hỗn hợp có các bộ phận hàn kín với nhau, có thể đơn giản hoá bản vẽ của đồ thuỷ tinh hỗn hợp đầy đủ bằng cách vẽ tách rời các chi tiết theo đúng kích thước của chúng để cho bản vẽ sáng sủa như ở hình 10.77.

Bài viết liên quan

ứng dụng của chuẩn trong thiết kế cơ khí

phuong_bvkt

Máy In 3D BigCube 600 – 3DMax chuyên nghiệp

hoang_ty

BIỂU DIỄN BẰNG HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO ĐƯỜNG ỐNG

phuong_bvkt

CÁCH GHI DUNG SAI HÌNH DÁNG VÀ VỊ TRÍ TRÊN BẢN VẼ

phuong_bvkt

Chỉ dẫn các kích thước đặc biệt

phuong_bvkt

Chuẩn trong thiết kế cơ khí

phuong_bvkt

Leave a Comment