Image default
Tiêu chuẩn

CÁC MỐI NỐI BẰNG HÀN trên bản vẽ

Tổng quát

Có thể chỉ dẫn các mối nối theo các yêu cầu chung đối với bản vẽ kỹ thuật. Tuy nhiên, để đơn giản hoá, đối với các mối nối thường dùng nên dùng cách biểu diễn bằng ký hiệu.

Hình biểu diễn bằng ký hiệu phải cung cấp rõ ràng mọi chỉ dẫn cần thiết đối với mối hàn mà không làm cho bản vẽ có quá nhiều ghi chú hoặc có thêm hình chiếu

Hình biểu diễn bằng ký hiệu gồm có một ký hiệu cơ bản kèm theo.

Một ký hiệu phụ;

Một phương tiện chỉ kích thước;

Một số chỉ dẫn bổ sung (đặc biệt đối với các bản vẽ ở xưởng).

Để làm đơn giản bản vẽ nên ghi các chỉ dẫn hoặc quy định riêng cung cấp mọi chi tiết chuẩn bị như các cạnh để hàn và quá trình hàn, như vậy tốt hơn là ghi các chỉ dẫn đó trên bản vẽ của các chi tiết cần hàn.

Các ký hiệu

Các ký hiệu cơ bản

Mỗi loại mối nối được đặc trưng bởi một ký hiệu nói chung tương tự như hình dáng của mối hàn.

Các ký hiệu cơ bản được trình bày ở bảng 7.1

Nếu không cần chỉ định cụ thể mà chỉ cần diễn tả nói chung một mối nối sẽ được thực hiện bằng cách hàn thì phải dùng ký hiệu như sau:

s1

 

Bảng 7.1. Các ký hiệu cơ bản

s2

17-BVKThtiậl

129

s3

 

 

Phối hợp các ký hiệu cơ bản

Có thể phối hợp các ký hiệu cơ bản khi cần thiết.

Để ký hiệu hàn cả hai phía, các ký hiệu cơ bản được vẽ đối xứng qua đường ghi chú dẫn. Bảng 7.2 cho các thí dụ điển hình và bảng 7.7 cho các ứng dụng biểu diễn bằng ký hiệu.

Ghi chú 1: Bảng 7.2 cho một tập hợp các kiểu phối hợp những ký hiệu cơ bản đối với các mối hàn đối xứng. Để biểu diễn bằng ký hiệu, các ký hiệu cơ bản được sắp xếp đối xứng qua đường ghi chú dẫn (xem bảng 7.4). Những ký hiệu khác không nằm trong hình biểu diễn bằng ký hiệu có thể được diễn tả mà không dùng đường ghi chú dẫn.

s4

 

Các ký hiệu phụ

Các ký hiệu cơ bản có thể được bổ sung bằng ký hiệu diễn tả hình dáng mặt ngoài hoặc hình dáng của mối hàn.

Các ký hiệu phụ được cho trong bảng 7.3.

Các thí dụ phối hợp ký hiệu cơ bản và ký hiệu phụ được cho trong các bảng 7.4 và 4.3. Ghi chú 2.Nên diễn tả mối hàn trên một sơ đồ riêng khi việc ghi ký hiệu trở nên quá khó khãn.

 

 

s5s6

 

 

Tổng quát

Những ký hiệu được đề cập đến trong các quy tắc này chỉ là một phần của toàn bộ phương pháp biểu diễn (hình 7.1), bản thân ký hiệu (3) được ghi kèm theo:

Một đường có mũi tên (1) đối với mỗi mối nối (xem hình 7.2 và hình 7.3);

Một đường ghi chú dẫn kép gồm hai đường thảng song song, một vẽ bằng nét liền và một vẽ bằng nét đứt (2).

Một số kích thước và dấu hiệu quy ước.

Mục đích của các quy tắc sau đây là xác định vị trí của mối hàn bằng cách quy định ‘ — Vị trí đường thẳng có mũi tên;

Vị trí đường ghi chú dẫn;

Vị trí của ký hiệu.

Đường thẳng có mũi tên và đường ghi chú dãn tạo thành trích dẫn đầy đủ. Nếu cần ghi thêm các chi tiết, thí dụ các yêu cầu về xử lý, mức độ chấp nhận, vị trí, chất độn và các vật liệu phụ (xem 7.1.5), phải thêm một cái đuôi ở cuối đường trích dẫn.

Bài viết liên quan

Ký hiệu đồ hoạ chỉ dẫn nhám bề mặt

phuong_bvkt

Dung sai độ vuông góc của một trục đối với một mặt phẳng chuẩn

phuong_bvkt

Khung dung sai trong dung sai hình học

phuong_bvkt

BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN CÁC LỖ TÂM

phuong_bvkt

BẢN VẼ LẮP RÁP CÁC CẤU KIỆN CHẾ TẠO SÀN

phuong_bvkt

Thông số tiêu chuẩn của nắp chặn đầu trục

phuong_bvkt

Leave a Comment