Khung tên là phần quan trọng của bản vẽ, được hoàn thành song song với quá trình thành lập bản vẽ, nội dung: tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết, tỷ lệ bản vẽ, ký hiệu bản vẽ và tên cùng chữ ký của những người có trách nhiệm quản lý bản vẽ.
TCVN 3821-83 quy định cách trình bày, bố* trí, cấu trúc khung tên và các khung phụ trên tài liệu thiết kế.
Hình 4ề87 trình bày kích thước, cấu trúc và các bố khung tên trên bản vẽ và sơ đồ như sau:
Khung tên, khung phụ và các ô, khung bản vẽ phải vẽ bằng nét liền đậm, nét mảnh.
Khung tên phải đặt ở phía dưới góc bên phải của tài liệu thiết kế. Trên khổ A4 (1.1), khung tên phải đặt dọc theo cạnh ngắn của khổ giấy này.
Nội dung ghi trong các ô khung tên và khung phụ như sau (Số các ô ghi trong ngoặc đơn):
Ô 4 – Ký hiệu tài liệu theo giai đoạn TCVN 3820-83 Ô 5 – Khối lượng sản phẩm theo TCVN 3826-83 Ồ 6 – Tỷ lệ hình vẽ theo TCVN 3826-83
Ồ 7 – Số thứ tự của tờ bản vẽ (nếu tài liệu chỉ có một tờ, thì ô này dể trống)
Ô 8 – Sô” tờ của tài liệu (nếu tài liệu chỉ có một tờ, thì ô này để trông)
Ô 9 – Tên hay ký hiệu của cơ quan, xí nghiệp ban hành tài liệu Ô 10 – Chức danh những người ký tài liệu Ô 11 – Họ và tên người ký tài liệu Ô 12 – Chữ ký những người ký tài liệu Ô 13 – Ngày, tháng, năm ký tài liệu Ô 14 – Ký hiệu miền tờ giấy
Ô 15 đến ô 19 – Các ô trong bảng ghi sửa đổi theo TCVN 3837, TCVN 3827-83 Ô 20 – Tên gọi, ký hiệu của các sản phẩm, đơn vị lắp Ô 21 – Họ và tên người lập bản chính Ô 22 – Ký hiệu khổ giấy theo TCVN 2 – 74 Ô 23 – Số đăng ký bản chính Ô 24 – Ngày, tháng, năm ký bản chính
Ô 25 – Họ và tên người nhận bản chính vào phòng quản lý tài liệu thiết kế để lập hồ sơ sản phẩm.
Ô 26 – Ngày, tháng, năm nhận bản chính
Ồ 27 – Ghi những điều cần thiết theo yêu cầu của người đặt hàng hay của người quản lý tài liệu.
Đối với bản vẽ hay tài liệu dùng trong học tập có thể dùng khung tên đã học ở phần VẼ KỸ THUẬT I.
Với ngành xây dựng, công trình, có thể sử dụng khung tên tương đương, chức năng trình bày ở trên.