Phải bố trí theo thứ tự liên tục các chú dẫn phần tử cho mỗi thành phần của bản vẽ lắp và/hoặc cho mỗi phần tử vẽ chi tiết trên bản vẽ.
Các bộ phận giống nhau trên cùng bản vẽ lắp phải có cùng một chú dẫn phần tử.
Một bộ phận lắp nhỏ hoàn chỉnh nằm trong bản vẽ lắp chính có thể chỉ có một chú dẫn phần tử.
Phải trình bày tất cả các chú dẫn phần tử trong một bảng kê các phần tử (xem ISO 7573) cung cấp những thông tin tương ứng với phần tử đó.
Nội dung các chú dẫn phần tử chỉ được tạo thành bởi số Ả rập. Tuy nhiên, khi cần thiết chúng có thể có thêm chữ hoa.
Phải dùng cùng một kiểu chữ và cùng một chiều cao chữ cho tất cả các chú dẫn phần tử trên cùng một bản vẽ. Phải phân biệt được rõ ràng các chú dẫn phần tử với tất cả các chú dẫn khác. Có thể đạt được điều này thí dụ bằng cách:
a) dùng chữ có chiều cao lớn hơn, thí dụ gấp đôi chiều cao chữ để ghi kích thước và các chỉ dẫn tương tự;
b) khoanh tròn các chữ số của mỗi phần tử chú dẫn (xem hình 3); trong trường hợp này, các vòng tròn phải có cùng đường kính và vẽ bằng nét liền mảnh;
c) phối hợp cả hai phương pháp a) và b).
Phải đặt các chú dẫn phần tử ở bên ngoài đường bao chung của phần tử liên quan.
Mỗi chú dẫn phần tử phải được nối với phần tử tương ứng bằng một đường dẫn (xem các hình 1, 2 và 3). Trong trường hợp khoanh tròn các chú dẫn phần tử, phải vẽ đường dẫn hướng vào tâm của vòng tròn.
Để cho rõ ràng và dễ đọc bản vẽ, các chú dẫn phần tử phải được xắp sếp tốt nhất là theo cột thẳng đứng và/ hoặc theo hàng nằm ngang (xem hình 1 lếl).
Có thẻ ghi các chú dẫn phần tử của các phần tử liên quan với nhau cùng một đường dẫn (xem hình 11 ễ 1, các phần tử 8, 9 10 và 11).
Các chú dẫn phần tử của các phần tử giống nhau chỉ cần ghi một lần, với điều kiện không gây nhầm lẫn.
Nên chọn một dãy số để đánh số
– Theo thứ tự lắp ráp có thể được:
– Theo mức độ quan trọng của cẵằc thành phần (các nhóm chi tiết, các chi tiết lớn, các chi tiết nhỏ v.về..)
– Theo một dãy logic nào khác.
Một thí dụ về áp dụng các chú dẫn phần tử cho một bản vẽ lắp được cho ở hình