Image default
Tiêu chuẩn

BIỂU DIỄN ĐƯỜNG ỐNG BẰNG HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

Biểu diễn các ống dẫn, v.v…

Đường chảy diễn tả một ống dẫn v.v… (không phụ thuộc đường kính ống) là một đường liền đơn nét đậm (loại A, xem bảng 10.1) trùng với đường tâm của ống dẫn.

Những chỗ uốn có thể vẽ đơn giản hốá bằng cách kéo đường thẳng cho đường chảy tới đỉnh (xem hình 10.1). Tuy nhiên, để cho rõ ràng, những chỗ uốn có thể được trình bày theo dạng như minh hoạ ở hình 10.2. Trong trường hợp này, nếu hình chiếu của những chỗ uốn có dạng elip thì những hình chiếu này cũng có thể đơn giản hoá bằng các cung tròn (xem hình 10.3).

Nét vẽ

Chiểu rộng của nét vẽ

Nói chung, chỉ được dùng một chiều rộng nét vẽ. Tuy nhiên, trong trường hợp khi phải dùng nhiều chiều rộng nét vẽ, thì các chiều rộng nét vẽ phải chọn theo ISO 128: tỷ lệ tương

đối của các chiều rộng nét: a:b:c phải là 2: V2 : 1. Các chiều rộng nét khác nhau sẽ được dùng như sau:

Chiều rộng nét a: đường chảy chính;

Chiều rộng nét b: đường chảy phụ, chữ viết;

Chiều rộng nét c: đường dẫn, đường kích thước,v.v…

Các loại nét vẽ

Quy định sử dụng các loại nét vẽ và chiều rộng nét vẽ ở bảng 10.3.

Bảng 10.3. Nét vẽ

 

t1t2

 

 

Khoảng cách giữa các nét vẽ

Theo ISO 6428, khoảng cách giữa các nét vẽ song song (bao gồm cả nét gạch gạch mặt cắt vật liệu) không được nhỏ hơn hai lần chiều rộng nét đậm nhất trong số các nét vẽ đó, với khoảng cách nhỏ nhất là 0,7mm.

Khoảng cách nhỏ nhất các đường chảy kể nhau và giữa các đường chảy và các nét vẽ khác phải bằng 10mm.

Chữ viết

Chữ phải viết như đã quy định ở ISO 3098-1; nên dùng chữ kiểu B đứng. Chiều rộng nét của chữ phải bằng chiều rộng nét vẽ của những ký hiệu trong tài liệu sản phẩm kỹ thuật liên quan.

10.24Ghi kích thước

Nói chung, phải ghi kích thước phù hợp với ISO 129. Có thể dùng ký hiệu “DN” để chỉ dẫn các kích thước danh nghĩa (xem hình 10.1).

Có thể chỉ dẫn đường kính ngoài (d) và chiều dầy thành (t) của ống dẫn (xem hình 10.2). Nếu cần có thể thêm vào bản vẽ một bản kê cung cấp thông tin thêm về ống dẫn, bao gồm cả phụ tùng kèm theo. Chiều dài ống có thể xuất phát từ mặt ngoài của đầu ống dẫn, mặt bích hoặc tâm của mối nối tuỳ theo trường hợp cụ thể.

Đối với các ống dẫn có chỗ uốn cong, nói chung nên ghi kích thước từ đường tâm này đến đường tâm kia của các đường ống (xem các hình 10.1 và 10.2)

Nếu cần chỉ rõ kích thước kê từ lớp bảo vệ ngoài hoặc lớp bảo vệ trong, hoặc từ bề mặt ống, có thể ghi kích thước bằng cách dùng các mũi tên chỉ vào các gạch ngắn nét mảnh vẽ song song với đường ống (xem hình 10.3).

Các kích thước từ đỉnh ngoài đến đỉnh ngoài, từ đỉnh trong đến đỉnh trong và từ đỉnh trong đến đỉnh ngoài được trình bày lần lượt ở các hình 10.3

Có thể chỉ dẫn bán kính cong và góc uốn cong như hình 10.4.

Phải chỉ dẫn góc chức năng, nói chung không chỉ dẫn góc 90°.

t3

 

10.2.5. Ký hiệu

 

Nói chung, các dấu ghi cao độ chỉ vào tâm của ống dẫn và phải được ghi phù hợp với ISO 129 (xem hình 10.5). Trong trường hợp đặc biệt, nếu cần ghi cao độ của đáy ống, thì nó sẽ được chỉ dẫn bằng một mũi tên chỉ vào gạch ngắn mảnh, (xem các hình 10.3 và 10.8a).

Cũng áp dụng một quy tắc tương tự để ghi cao độ của đỉnh ống (Hình 10.8c).

Hướng dốc được chỉ dẫn bằng một tam giác vuông ở phía trên đường chảy, theo hướng từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

Ghi trị số độ dốc theo phương pháp trình bày ở các hình 10.6 đến 10.8ằ

Có thể có lợi, nếu ghi rõ cao độ của ống dẫn dốc, hoặc cao độ của đầu cao hoặc cao độ của đầu thấp, hoặc ở một điểm thích hợp, so với một mốc cao độ cho trước (xem hình 10.8).

Cần chỉ rõ vị trí của các đầu ống dẫn bàng các toạ độ tâm của các mặt đầu

* 3500

t4

 

 

Ở chỗ giao nhau mà không nối, không được ngắt đứt đường chảy diễn tả ống dẫn bị che khuất (xem hình 10.9); tuy nhiên nếu đặc biệt cần thiết phải chỉ rõ một ống dẫn phải đi qua bên dưới một ống khác thì đường chảy diễn tả ống khuất ngắt đứt (xem hình 10.10). Chiều rộng của chỗ ngắt không được nhỏ hơn năm lần chiều rộng của nét liền đậm (xem hình 10.11).

t5

 

Chỗ nối cố định (bằng cách hàn hoặc cách khác) phải được đánh dấu bằng một dấu chấm đậm (xem hình 10.12). Đường kính của dấu chấm phải bằng năm lần chiều rộng của đường chảy.

 

t6

10.2.7. Biểu diễn thiết bị

Tất cả các chi tiết của thiết bị, máy, van, v.v… phải được biểu diễn bằng các ký hiệu với nét vẽ bằng chiều rộng nét vẽ của đường chảy.

Phụ tùng

Các phụ tùng như vòi, ống chữ T và khuỷu nối ống phải được vẽ bằng nét có cùng chiều rộng nét vẽ của đường chảy.

Biểu diễn những chi tiết chuyển tiếp dùng để thay đổi mặt cắt ngang như ở các hình 10.13 đến 10.15

Giá đỡ và giá treo

Biểu diễn các giá đỡ và giá treo bằng các ký hiệu thích hơp như ở các hình 10.16 đến 10.19.

Có thể đơn giản hoá cách biểu diễn các phụ tùng giống nhau như timh bày ở hình 10.20.

 

t7

 

Khi cần thiết, có thể đưa thêm vào các ký hiệu ở hình 10.16 đến 10.19 một mã chữ số có đánh số để cung cấp thêm thông tin về loại giá đỡ và giá treo. Mã có đánh phải được cho ở trên bản vẽ hoặc trong các tài liệu kèm theo (xem hình 10.21).

t8

 

Có thể viết để ghi các điều khoản phụ như cách điện, phủ, đường đánh dấu dòng chảy v.v…

Thiết bị đi kèm

Nếu cần thiết, có thể biểu diễn các thiết bị đi kèm như bể chứa, máy móc không thuộc vào bản thân đường ống, bởi các đường bao của chúng vẽ bằng nét gạch hai chấm mảnh như hình 10.22.

t9

4.Chiều dòng chảy

 

Chỉ dẫn chiều dòng chảy bằng một mũi tên trên đường chảy hoặc ở gần ký hiệu biểu diễn một cái van (xem các hình 10.23 và 10.24).

t10

 

Mặt bích

Biểu diễn các mặt bích, không kể loại và kích thước,

Bằng hai đường tròn đồng tâm đối với hình chiếu đứng,

Bằng một đường tròn đối với hình chiếu từ sau,

Bằng một nét gạch đối với hình chiếu cạnh,

Dùng nét vẽ có cùng chiều rộng với nét vẽ dùng để biểu diễn các ống dẫn (xem các hình 10.22 đến 10.25). Có thể biểu diễn đơn giản hoá các lỗ trên mặt bích bằng một số tương ứng với dấu chữ thập vẽ ở tâm các lỗ.

Một thí dụ về hình chiếu thẳng góc cho ở hình 10.25

Bài viết liên quan

Kí hiệu mũi tên trên bản vẽ xây dựng

phuong_bvkt

Quy định về ghi kích thước trên chi tiết

phuong_bvkt

Phần nối bằng gang rèn có ren hình trụ dùng cho đường ống kích thước kết cấu chung

phuong_bvkt

CÁC PHÉP CHIẾU TRÊN BẢN VẼ CÔNG TRÌNH

phuong_bvkt

Quan hệ và kích thước của các ký hiệu

phuong_bvkt

Chiều sâu tôi lớp vỏ bánh răng khác nhau

phuong_bvkt

Leave a Comment