Image default
Tiêu chuẩn

CÔNG TRÌNH NHÀ VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ

Các định nghĩa

Diện tích hoặc thể tích, không gian hoặc khoảng trống thực tế hoặc lí thuyết, mặc dù nó không đúng là phòng theo truyền thống.

Thí dụ:

Ban công trong rạp chiếu bóng.

Ngăn cầu thang (được xem như phòng riêng biệt trong mỗi sàn).

Thính phòng có các cửa gấp.

Sân hiên có mái che một phần.

Tiền sảnh (kể cả không có mái).

Các giếng thông gió (được xem như phòng riêng biệt trong mỗi sàn).

Các giếng thang máy (được xem như phòng riêng biệt trong mỗi sàn).

Khoảng trống ở trần.

Chú thích: — Một phòng được đánh số có thể hoặc không thể được bao bọc hoàn toàn bởi các tường, trần và sàn. Dù sao, cũng đánh số phòng cho phần có một số giới hạn vật lí.

Tên phòng

Thông thường đặt tên phòng theo mục đích sử dụng hoặc theo chức năng.

Chú thích:

Các phòng trong cùng một ngôi nhà có thể có cùng tên gọi, thí dụ PHÒNG HỌC. Không cần thiết phải phân biệt chúng, thí dụ PHÒNG HỌC A, PHÒNG HỌC B,vv…

Bổ sung phần phụ vào tên phòng như B và 3 trong PHÒNG HỌC B, PHÒNG NGỦ 3. Chỉ đặt tên phòng, nếu chúng được gọi trong thực tế sử dụng của ngôi nhà. Đặt các tên riêng như CHOPIN hoặc TAYLOR trong một số trường hợp thích hợp, thí dụ THÍNH PHÒNG CHOPIN, PHÒNG TAYLOR,v.v.. cho dễ ghi nhớ.

 

Số phòng

Cần đánh số phòng.

Chú thích:

Xem 3.1.

Theo ý nghĩa thông thường, số phòng được dùng trong thực tế sử dụng của ngồi nhà, nghĩa là sự giao tiếp giữa người với ngôi nhà. Số phòng có thể được đánh số lại hoàn toàn khi có sự thay đổi quan trọng, như cải tạo lại, mả rộng thêm hoặc sở hữu chủ mới. Thời gian thay đổi và các kết quả thay đổi được ghi hồ sơ.

Kí hiệu loại đối tượng

Các đối tượng khác nhau được sắp xếp theo loại, thí dụ theo tính chất hoặc theo kiểu dáng (xem hình 20.1).

 

Thí dụ:

Cột (Colums) = C201, C202

Sàn (Slabs) =S201,S202

Tường (Walls) = W201, W202

Dầm (Beams) = B201, B202

TÊN PHÒNG VÀ số PHÒNG (ISO 4157-2-1998)

Nguyên tắc đánh số phòng

Thứtựlogic

Phải đánh số phòng cho tất cả các phòng trên mỗi sàn theo thứ tự logic, nên đánh số liên tiếp, bắt đầu bằng số nOl (n chỉ số sàn) trong giới hạn của tất cả các bộ phận công trình nhà. Những giới hạn như vậy không cần phải là bức tường vật lý, mà các diện tích bên ngoài hoặc được che mái, nếu thích hợp để bao gồm trong hệ thống đánh số thì có thể được đánh số phòng, thí dụ khu vườn có rào, diện tích hồ, chỗ để xe, hành lang ngoài có mái che và các khoảng vkhông gian xen giữa.

Các ngôi nhà riêng biệt

Nếu nhiều ngôi nhà được bao gồm vào một thiết kế, phải đánh số phòng độc lập cho mỗi ngôi nhà theo điều 1. Các ngôi nhà riêng biệt có thể ở kề bên nhau, và có thể nối với nhau bằng cửa đi vào hoặc lỗ mở.

Chỉ dẫn trên bản vẽ

Số phòng và tên phòng phải được ghi ở bên trong mỗi phòng trên bản vẽ (xem hình 20Ể9).

 

 

Hình 20.9. Thí dụ về tên phòng và số phòng ở tầng thứ ba

Để cho rõ ràng, trên bản vẽ, số phòng và tên phòng phải được gạch dướiễ Trong ngôi nhà vật lý, kí hiệu nhận biết (thí dụ như ở hình 20.9) phải được gắn cạnh cửa ra vào hoặc cạnh cửa của căn phòng tương ứng, nhưng không có gạch dưới. Không theo hướng ngược chiều, thí dụ từ văn phòng ra đến hành lang.

Đối với các phòng nhỏ ở trên bản vẽ chỉ có đủ chỗ để ghi số phòng như ở hình

20.10

 

vr1 vr2 vr4 vr5

Hình 20.10. Thí dụ về phòng không có tên phòng

Tuy nhiên phải ghi tên các phòng nhỏ như vậy ở trong một bảng trên cùng một tờ giấy của bản vẽ, trừ những trường hợp những kí hiệu như phòng vệ sinh, chậu rửa bát, giá quần áo, v.v… đã diễn tả rõ ràng mục đích sử dụng của chúng.

Các quy tắc đánh số

Nên dùng số phòng là số có hai chữ số, đằng trước có số sàn của ngôi nhà.

Các số có hai chữ chữ số là các số liên tiếp đặt cho từng phòng của tầng đang xét.

Thí dụ:

Sàn 1 ‘ : Các số phòng 101 – 199 Sàn 2 : Các số phòng 201 – 299 Sàn 3 : Các số phòng 301 – 399

Sàn 17: Các số phòng 1701 – 1799 v.v…

Chỉ được dùng các số phòng là số có hai, bốn hoặc năm chữ số cho những công trình nhà rất hẹp hoặc rất rộng, lúc đó các số không (0) chắc chắn là không thừa hoặc cần thiết. Khi chọn số phòng có hai hoặc bốn chữ số, tất cả các số phòng trong một công trình nhà phải có cùng một số chữ số, trừ những sàn có số lớn hơn 9.

Thí dụ:

Sàn 1 : Các số phòng 11-19 hoặc 1001 – 1999 Sàn 2 : Các số phòng 21-29 hoặc 2001 – 2999 Sàn 3 : Các số phòng 31-39 hoặc 3001 – 3999 Sàn 17: Các số phòng 171 – 179 hoặc 17001 – 17999

v.v…

Trên mọi sàn, không có phòng nào được mang số không, tức là những số như 20, 300, 4000 không được dùng để đánh số phòng. Những số như vậy được để dành cho trường hợp khi cần đánh số khoảng không ở bên ngoài ngôi nhà. MPhòng 0″ là không gian chìm sâu xuống ở bên ngoài về mọi phía.

Thí dụ 1:

“Phòng 300” là không gian bên ngoài của tầng thứ ba

Thí dụ 2:

Một bức tường giữa 300 và 317 là tường ngoài ở giữa phòng 317 và không gian bên ngoài, bức tường giữa 317 và 319 là tường trong ở giữa các phòng 317 và 319.

Các số phòng bốn chữ không được có khoảng cách hoặc dấu chấm xen giữa. Đối với các phòng ở sàn mặt đất, gác lửng, trong tầng hầm, dưới cao trình của công trình v.v… có thể đặt số phòng như G01, M02, B03 hoặc D04 kèm thêm, kí hiệu sàn.

Thí dụ:

Sàn G : Các số phòng G01 – G99 Sàn B : Các số phòng B01 – B99

Bài viết liên quan

Khâu và các thành phẩn của khâu

phuong_bvkt

BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN CÁC THANH Trên bản vẽ

phuong_bvkt

Thiết bị gom (ngưng) hệ thống thủy lực

phuong_bvkt

Chỉ dẫn phương pháp chếtạo hoặc thông tin liên quan

phuong_bvkt

Chuyển động của các khâu của cơ cấu

phuong_bvkt

Chiều sâu làm tăng cứng bề mặt thay đổi

phuong_bvkt

Leave a Comment