Image default
Tiêu chuẩn

Chỉ dẫn các kích thước đặc biệt

  1. Bố trí các ký hiệu đồ hoạ và chữ cùng với giá trị kích thước

Các ký hiệu dưới đây được dùng cùng với các kích thước để mô tả hình dáng của yếu tố cần ghi kích thước. Phải đặt các ký hiệu này ở phía trước giá trị kích thước (xem hình 12.6, các hình 12.34 đến 12.38 và bảng 12.A.1)

–    0: Đường kính

–    R: Bán kính

–    □: Hình vuông

–    S0: Đường kính mặt cầu

–    SR: Bán kính mặt cầu

–    n: Cung

-1: Chiều dày

 m1

 

  1. Đuờng kính

Phải đặt ký hiệu đồ hoạ 0 ở phía trước giá trị kích thước (xem các hình 12.34 và 12.39).

Khi chỉ dùng một mũi tên để ghi kích thước đường kính, đường kích thước phải vượt quá tâm điểm (xem các hình 12.9 và 12.39).

m2

  1. 3.  Bán kính

 

Phải đặt ký hiệu chữ R ở phía trước giá trị kích thước của bán kính (xem hình 12.35)

Khi ghi kích thước bán kính chỉ sử dụng một phần tử kết thúc, phần tử này chỉ vào giao điểm của đường kích thước và cung tròn (xem hình 12.40). Trong trường hợp dùng mũi tên làm phần tử kết thúc, tuỳ theo độ lớn của bán kính trên bản vẽ, mũi tên có thể ở phía bên trong hoặc phía bên ngoài đường bao hoặc đường gióng của yếu tố hình học cần ghi kích thước.

Khi tâm điểm của một bán kính nằm ngoài giới hạn vẽ, đường kích thước hoặc bị ngắt đứt hoặc bị vẽ dích dắc vuông góc tuỳ theo yêu cầu có cần thiết xác định vị trí tâm điểm hoặc không (xem hình 12.40).

  1. Mặt cẩu

Khi ghi kích thước dạng cầu thì phải đặt ký hiệu S0 hoặc SR ở phía trước gía trị kích thước (xem các hình 12.37 và 12.38).

  1. Cung, dây cung và góc

Cách ghi kích thước cung, dây cung và góc như trình bày ở hình 12.41. Ký hiệu đồ hoạ n của cung phải đứng trước giá trị kích thước (xem hình 12.41).

 m3

 

Nếu góc ở tâm của một cung lớn hơn 90°, các đường gióng phải đi qua tâm điểm của cung. Nếu quan hệ giữa chiều dài cung và giá trị kích thước là không rõ ràng, phải vẽ một đường dẫn có mũi tên chỉ vào cung có chiều dài cần ghi kích thước, đầu kia của đường dẫn kết thúc bằng một điểm hoặc một đường tròn nhỏ nằm ở đường kích thước (xem hình 14.42). Các kích thước nối tiếp nhau của các cung tròn hoặc các kích thước độ dài, kích thước góc nối vào kích thước một cung tròn được chỉ dẫn bằng một đường gióng (xem hình 14.42).

 m4

 

Những quy tắc đã nêu ở mục 12.3 cũng áp dụng cho các kích thước góc, ngoài ra luôn luôn phải ghi đơn vị kích thước cơ bản góc và các sai lệch giới hạn (xem các hình 12.43 đến 12.46). Nếu kích thước cơ bản góc hoặc sai lệch giới hạn góc được biểu thị theo phút của một độ hoặc theo giây của phút của một độ, giá trị của phút hoặc giây phải có chữ 0° hoặc 0()0′ đứng phía trước.

 m5

 

Ký hiệu đồ hoạ □ phải đứng trước giá trị kích thước nếu chỉ một cạnh hình vuông được ghi kích thước (xem hình 12.36).

  1. 7.  Các yếu tô lặp lại và cách đểu nhau

Có thể đơn giản hoá cách ghi kích thước như dưới đây.

Các khoảng cách về độ dài có thể ghi như ở hình 12.47.

 m6

 

Có thể chỉ dẫn các khoảng cách lắp lại về độ dài và góc bằng số lượng các khoảng cách và giá trị kích thước cách nhau bằng ký hiệu “xM Nếu không thể xảy ra hiểu lầm giữa chiều dài khoảng cách và số lượng khoảng cách thì chỉ ghi kích thước một khoảng cách như ở hình 12.48.

 m7

 

Có thể ghi các khoảng cách góc như ở hình 12.49.

m8

Có thể không ghi khoảng cách góc khi các góc và khoảng cách là hiển nhiên và cách chỉ dẫn không gây hiểu lầm (xem hình 12.50).

m9

Nếu hình biểu diễn đã diễn tả chính xác rằng các yếu tố lặp lại có cùng một kích thước thì có thể chỉ ghi kích thước một yếu tố (xem hình 12.51).

Có thể ghi kích thước các khoảng cách bố trí trên đường tròn bằng cách chỉ dẫn số lượng các yếu tố (xem hình 12.52).

 m10

 

Có thể ghi kích thước các yếu tố có cùng một kích thước bằng cách ghi số lượng các yếu tố và giá trị kích thước cách nhau bằng dấu “x” (xem hình 12.53).

Để tránh lặp lại cùng một giá trị kích thước hoặc để tránh vẽ những đường dẫn dài có thể sử dụng các chữ số trích dẫn cùng với một bảng giải thích hoặc ghi chú (xem hình

12.54)     . Có thể không vẽ các đường dẫn nếu hình biểu đã đủ rõ ràng, có thể không chỉ dẫn số lượng các yếu tố.

 m11

 

  1. Các chi tiết đối xứng

Kích thước của các yếu tố sắp xếp đối xứng chỉ được ghi một lần (xem các hình 1255 và 12.56)

Thông thường không ghi kích thước diễn tả tính đối xứng của các yếu tố (xem các hình 12.55 đến 12.57)

Trong trường hợp chỉ biểu diễn một nửa hoặc một phần tư chi tiết (xem hình

12.55)   và cả trong trường hợp biểu diễn đầy đủ nếu có yêu cầu, một ký hiệu đối xứng (xem ISO 128-30) được thêm vào đầu trục đối xứng (xem các hình 12.55 và 1256).

 m12

 

 m13

 

  1. Chỉ dẫn mức

Chỉ dẫn các mức ở hình chiếu đứng, hình cắt và mặt cắt bằng mũi tên 90° hở nối liền với một đường thẳng đứng và một đường nằm ngang, giá trị bằng số của mức được đặt ở bên trên đường nằm ngang này (xem hình 12.58).

Đối với các điểm ở hình chiếu bằng, hình cắt và mặt cắt các mức được chỉ dẫn bằng giá trị số của mức đặt bên trên một đường nối với điểm có đánh dấu bằng “X” (xem hình 12.59).

 m14

 

 

  1. Kích thuúc của các yếu tố được vẽ không theo tỷ lệ

Trong các trường hợp đặc biệt, các yếu tố không theo tỷ lệ phải được đánh dấu bằng cách gạch dưới giá trị kích thước.

11 Các kích thước phụ

Các kích thước phụ trên bản vẽ chỉ có tính chất tham khảo. Phải ghi các kích thước trong hai dấu ngoặc đơn và không bao giờ được ghi dung sai (xem các hình 12.55 và

12.56).

Bài viết liên quan

Các loại mối ghép

phuong_bvkt

Phương án định vị ổ lăn lên trục

phuong_bvkt

Nguyên tắc vật liệu tối đa trong thiết kế cơ khí

phuong_bvkt

KÝ HIỆU DUNG SAI HÌNH HỌC

phuong_bvkt

Chuẩn bộ phận khi thiết kế cơ khí

phuong_bvkt

Khái niệm và các thông số cơ bản của ren

phuong_bvkt

Leave a Comment